Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Miền Tây

Khám phá những món ngon ngày Tết Sóc Trăng

Thứ sáu, 17/01/2020, 14:22 GMT+7

Du khách đến với Sóc Trăng vào những ngày Tết cổ truyền sẽ có dịp thưởng thức những món ăn truyền thống của Nam bộ nói chung và món ngon ngày Tết Sóc Trăng nói riêng - vô cùng hấp dẫn và đậm đà bản sắc của 03 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.

 
test

Điểm danh những món ngon ngày Tết Sóc Trăng truyền thống

 

1. Thịt heo kho rệu

Tết đến xuân về, nhất là những ngày cận Giao thừa, trong mâm cơm truyền thống Nam bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng không thể thiếu món thịt kho. Đây là một món ngon miền Tây đặc trưng không thể thiếu ở bất cứ gia đình của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nào trong ngày Tết.

Riêng ở Sóc Trăng, món thịt kho được chế biến công phu và được gọi bằng cái tên phản ánh đúng tính chất của món ăn là thịt heo kho rệu. Người dân nơi đây đã áp dụng nghệ thuật tẩm ướp gia vị kết hợp với thời gian chế biến để làm nên một món ăn đậm đà.

 

Món thịt kho rệu nghe lạ nhưng thật ra rất quen thuộc với nhiều người vì gợi nhớ món thịt kho Tàu hay thịt kho nước dừa.

 

Món thịt kho rệu hoàn chỉnh phải có vị mềm béo của thịt cùng mỡ. Chúng hòa quyện vào nhau vô cùng hợp rơ với vị ngọt bùi của trứng vịt. Để làm được điều đó thì món thịt heo chọn để kho thịt phải là thịt heo loại ngon, thớ thịt săn chắc có mỡ nhưng không quá nhiều. Các bà, các cô luôn phải ướp thịt với lượng muối, tiêu, đường, nước mắm, tỏi băm nhuyễn vừa phải để phần gia vị món ăn được vừa thấm tới, làm nên món ngon của ẩm thực Sóc Trăng đúng điệu trong ngày Tết Nam Bộ.

Một bí quyết khác để tạo ra món thịt heo kho rệu thơm ngon, có màu đặc trưng không quá đậm, cũng không quá nhạt là phải nấu thịt chung với nước dừa. Công đoạn này cũng khá đơn giản vì những đầu bếp gia đình Sóc Trăng chỉ cần nấu nước dừa cho sôi lên rồi mang thịt đã ướp cho vào.

 

Những món ăn gắn liền một cách bất di bất dịch với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng Sóc Trăng mỗi dịp Tết đến xuân về.Những món ăn gắn liền một cách bất di bất dịch với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng Sóc Trăng mỗi dịp Tết đến xuân về.

 

Những du khách du lịch Sóc Trăng từng được dùng món thịt kho rệu ngon tuyệt từng nhận xét là món thịt mềm ngon thơm mùi nước dừa quyên với hương tỏi nhẹ nhàng mà không nồng. Để làm được điều này, đầu bếp khi nấu đã vớt hết tỏi nổi lên để thịt không bị hăng khi ăn. Và quan trọng là phải để lửa liu riu trong khoảng 3 đến 4 tiếng. Cách này giúp cho thịt mềm và ngấm gia vị. Cuối cùng mới cho hột vịt luộc đã bóc vỏ vào, không thể thiếu bước dùng tăm xăm vài lỗ trên mặt trứng để nước thịt ngấm vào trứng. Thế là hoàn tất một nồi thịt kho ngon có thịt mềm nhưng không nát, nhất là khi ăn mỡ trong thịt tan đều trong miệng.

Đây chính là một món ngon Sóc Trăng ngày Tết đặc trưng. Càng ngon hơn khi thịt kho rệu được ăn kèm chút dưa kiệu hay dưa cải chua giải béo cùng cơm nóng. Vị béo lan tỏa trong vị cay, chua, măn ngọt, kết hợp cùng chén cơm nóng hổi của mâm cơm ngày Tết đủ gây thương nhớ cho bất kỳ ai.

 

2. Lạp xưởng

Nếu món thịt heo không thể thiếu trong những ngày Tết ở Sóc Trăng thì lạp xưởng cũng là món ăn cũng được ưa chuộng trong những ngày này. Món ngon Sóc Trăng ngày Tết này được chế biến theo công thức gia truyền của người Hoa. Trước đây người ta thường làm lạp xưởng từ nguyên liệu thịt heo. Càng về sau này, họ đã “sáng tạo” thêm, nào là bò, tôm. Dần dần lạp xưởng tôm trở thành món ngon nhất và được ưa chuộng nhất vì hương vị tôm thanh tao nhẹ nhàng, dù ăn nhiều vẫn không cảm thấy bị ngấy.

 

Sóc Trăng là xứ sở của lạp xưởng nên đây cũng là đặc sản ngày Tết của vùng đất này.Sóc Trăng là xứ sở của lạp xưởng nên đây cũng là đặc sản ngày Tết của vùng đất này.

 

Lạp xưởng là món có thể để lâu nên khi ăn chỉ cần mua về rồi sơ chế lại là dùng ngay được. Cách nấu lạp xưởng ngon nhất và nhanh nhất là đem chiên, nướng. Để bớt ngấy và giảm dầu mỡ, người t còn hấp lên và ăn kèm với củ kiệu, dưa chua. Cách ăn này còn giúp lạp xưởng trở thành món ăn dinh dưỡng mà không gây tăng cân nhiều trong những ngày Tết, lại chống ngán rất tốt. Cách chế biến công phu hơn của lạp xưởng là kết hợp với rau, hành, tỏi, đậu, và cơm nguội hay bún cùng gia vị để làm thành món ăn chính ngon miệng là cơm ran dương châu, bún lạp xưởng,...

 

Lạp xưởng được chế biến sẵn chỉ cần mua về sơ chế lại là dùng được.Lạp xưởng được chế biến sẵn chỉ cần mua về sơ chế lại là dùng được.

 

3. Thịt nguội, chả lụa, chả giò

Ngoài lạp xưởng và thịt heo kho riệu thì thịt nguội, chả lụa, chả giò cũng là món ngon Sóc Trăng ngày Tết khá phổ biến. Nếu đến du lịch Sóc Trăng vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, du khách đến thăm nhà bất cứ người dân địa phương nào cũng sẽ được thưởng thức món khai vị gồm vài miếng thịt nguội, chả lụa cắt miếng vừa ăn. Chúng được chủ nhà bày trí ra đĩa cùng với dưa kiệu, tôm khô. Đây chính là một món ăn ngon, đơn giản dùng đãi khách phương xa, trong lúc đợi các bà nội trợ khéo tay chuẩn bị những món chính công phu hơn.

 

Chả lụa, chả giò góp phần làm phong phú danh sách món ăn ngày Tết của Sóc Trăng.Chả lụa, chả giò góp phần làm phong phú danh sách món ăn ngày Tết của Sóc Trăng.

 

Những năm gần đây, chả hoa, chả ngũ sắc trứng muối cũng rất được ưa thích trên bàn tiệc ngày Tết Sóc Trăng.Những năm gần đây, chả hoa, chả ngũ sắc trứng muối cũng rất được ưa thích trên bàn tiệc ngày Tết Sóc Trăng.

 

Chả lụa, thịt nguội, mỗi loại đều có một hương vị riêng nhưng qua nhiều công đoạn quết nấu, món ăn thực sự trở nên hấp dẫn. Nhất là nhờ mùi thơm của các loại gia vị quyện trong chất thịt, giò tươi mà thơm, ngọt.

 

4. Các món khô

Sóc Trăng cũng như xứ sở du lịch An Giang hay Đồng Tháp, Cà Mau đều là vùng sông nước, kênh rạch nên rất giàu cá tôm. Vì vậy các món khô cũng hiện diện trong đời sống ẩm thực của người dân nơi đây. Nhất là vào các ngày lễ Tết ở Sóc Trăng thì càng không thể thiếu với các món khô như: khô cá kèo, khô cá lóc, khô cá sặc, khô đù, khô cá đuối,... hay khô thịt heo và khô thịt trâu.

 

Các món khô Sóc Trăng nức tiếng gần xa về độ thơm ngon cũng là đặc sản được nhiều du khách chọn mua về làm quà sau chuyến du lịch.Các món khô Sóc Trăng nức tiếng gần xa về độ thơm ngon cũng là đặc sản được nhiều du khách chọn mua về làm quà sau chuyến du lịch.

 

Khô làm từ các loại cá luôn có sẳn trong bất cứ gian bếp nào của người dân nơi đây. Riêng khô thịt heo lại là món ăn do người Hoa ở Sóc Trăng chế biến nên. Dù là khô thịt hay khô cá thì đều có thể sử dụng để trộn chung với xoài, cốc, bưởi hay để làm gỏi cũng làm nên các món ăn vô cùng hấp dẫn cho những buổi tiệc, nhất là tiệc nhậu cuối năm.

 

5. Canh khổ qua hầm

Nếu ngày Tết miền Bắc mỗi nhà đều phải có một bát canh măng thì người dân miền Tây, nhất là Sóc Trăng lại rất thích món canh khổ qua. Món canh khổ qua hay khổ qua hầm khá phổ biến trong các gia đình của người dân của xứ sở có chùa Chén Kiểu nức tiếng gần xa này. Để làm nên món khổ qua hầm ngon đúng điệu từ khâu lựa chọn nguyên liệu phải tuân theo những kinh nghiệm lâu đời. Chẳng hạn phải lựa trái có màu xanh đậm, gai nở to thì khi nấu lên hay hầm lên mới ít đắng.

 

Món canh khổ qua không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Nam bộ vì vừa có ý nghĩa xua tan khổ ải vừa là món ăn giải nhiệt, chống ngấy ngày Tết.Món canh khổ qua không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Nam bộ vì vừa có ý nghĩa xua tan khổ ải vừa là món ăn giải nhiệt, chống ngấy ngày Tết.

 

Phần nhân của món ngon ngày Tết Sóc Trăng này được làm từ thịt nạc bằm nhuyễn. Sau đó mang trộn với cá thác lác, quết lại cho dai và dẻo quánh. Còn phải thêm vào hành lá xắt nhỏ. Phần lá hành cột trái khổ qua thường được trụng nước sôi để đủ độ dai. Nhân món canh khổ qua cũng không thể thiếu bún tàu ngâm mềm, nấm mèo ngâm nở và cùng mang cắt sợi nhỏ. Bước tiếp theo là đun một nồi nước sôi có pha muối, đường. Các bà nội trợ lành nghề sẽ nhanh tay trụng sơ khổ qua cho bớt đắng rồi vớt ra, xả nước lạnh, để ráo nước.

 

Canh khổ qua là một trong những món ngon ngày Tết Sóc Trăng không thể thiếu.Canh khổ qua là một trong những món ngon ngày Tết Sóc Trăng không thể thiếu.

 

Công đoạn kế tiếp là trộn thịt và cá thác lác đã quết dai với hành lá xắt nhuyễn, cùng nấm mèo, bún tàu trộn đều với muối, bột ngọt, tiêu (có thể đâm nhuyễn một ít loại còn nguyên hạt), đường sao cho vừa ăn. Xong xuôi thì tiến hành nhồi hỗn hợp trên vào trái khổ qua. Trong đó, công đoạn ấn chặt và chà mịn rồi dùng một cọng hành đã trụng sẵn quấn quanh trái, cột lại khá quan trọng. Vì nó quyết định độ đẹp mắt và hoàn hảo của món ăn. Bước cuối cùng là xếp khổ qua vào nồi áp suất hay nồi nấu. Để có nồi canh ngon, cần phải cho nước xấp mặt, chọn thời gian 5 phút. Nhiều gia đình còn hầm thêm xương heo cho ngọt nước thì cần điều chỉnh thời gian và chọn chế độ hầm xương- hoặc có thể hầm xương trước rồi cho khổ qua vào hầm khoảng 5 phút sau đó cũng được.

 

6. Những món làm từ cá lóc

Trong những ngày Tết, người dân Sóc Trăng còn có một món ngon khác là cá lóc hấp hay nướng. Món này thường dùng để cuốn bánh tráng ăn kèm với rau sống rất hấp dẫn, tươi ngon. Đặc biệt nhất phải kể đến món cá lóc quay chảo. Đây được xem là một món ăn khá phổ biến với người dân nơi đây.

 

Món cá lóc hấp chính hiệu ở xứ sở của tung lò mò có cách chế biến công phu nhưng xứng đáng để bỏ công vì thơm ngon và tốt cho sức khỏe, nhất là trong những ngày Tết.Món cá lóc hấp chính hiệu ở xứ sở của tung lò mò có cách chế biến công phu nhưng xứng đáng để bỏ công vì thơm ngon và tốt cho sức khỏe, nhất là trong những ngày Tết.

 

Thú vị nhất là thức uống đi kèm với món cá lóc trong những ngày Xuân phải là các loại bia, rượu thì món ngon ngày Tết Sóc Trăng mới hoàn thiện được vị ngon của nó. Nhưng hợp rơ nhất chính là rượu ST5. Đây vốn là loại rượu được nấu từ gạo đặc sản Sóc Trăng nên có mùi thơm đặc trưng, vô cùng hấp dẫn với người sành ăn uống.

 

 

7. Bánh tét

Nếu ở các tỉnh miền Bác không thể thiếu món bánh chưng trong ngày Tết thì ở miền Nam nói chung và Sóc Trăng nói riêng, món ăn làm nên phong vị của những ngày cuối - đầu năm mới lại là bánh tét. Đã từ bao đời nay, chiếc bánh tên gọi dân dã này trở thành một món ăn chủ yếu của người dân miền Tây. Ở Sóc Trăng cũng vậy, những gia đình có con cháu đông đúc thường tổ chức những đêm gói bánh tét và thậm chí nhiều nơi còn gói thành đòn bánh rất lớn. Đây chính là nét văn hóa đặc trưng làm nên truyền thống ngày Tết của người dân nơi đây.

Bánh tét - một món ngon ngày Tết Sóc Trăng thường gồm có nhân chuối và nhân đậu mỡ. Trọng lượng trung bình mỗi đòn khoảng 0,5kg trở lên. Bánh có đường kính chừng 5 - 10 cm.  Vào ngày Tết, người ta thường biếu nhau một cặp bánh tự nấu chín từ hôm trước với dụng ý cầu chúc hạnh phúc, thành đạt và cầu mong mọi sự suôn sẻ trong năm mới. Bánh tét Sóc Trăng hay được ăn cùng thịt heo kho riệu và trứng vịt kho tàu. Để đỡ ngấy, bà còn còn dùng kèm với dưa giá, dưa cải hoặc chiên giòn rồi gói với rau cải, chấm cùng nước mắm chua ngọt để thêm vị đậm đà.

 

Bánh tét là món ngon không thể thiếu trong ngày Tết ở Nam bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng.Bánh tét là món ngon không thể thiếu trong ngày Tết ở Nam bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng.

 

Ngoài nhân chuối và nhân đậu mỡ, bánh tét Sóc Trăng ngày nay còn có loại làm từ bột kết hợp lá cẩm với nhân đậu xanh trứng muối.Ngoài nhân chuối và nhân đậu mỡ, bánh tét Sóc Trăng ngày nay còn có loại làm từ bột kết hợp lá cẩm với nhân đậu xanh trứng muối.

 

Tết phương Nam hay Tết Sóc Trăng không thể thiếu thịt kho, canh khổ qua và bánh tét.Tết phương Nam hay Tết Sóc Trăng không thể thiếu thịt kho, canh khổ qua và bánh tét.

 

Ngoài ra, chọn du lịch miền Tây, mà nhất là về thăm Sóc Trăng trong những ngày Tết cổ truyền sắp tới, du khách còn có dịp được thưởng thức các món ăn dân dã khác không kém phần hấp dẫn như: cá lóc hấp mẻ, cá chạch nướng, lẩu chua bông súng cá rô đồng, gỏi ốc đắng trộn bắp chuối. Cùng thưởng thức ẩm thực Sóc Trăng nói riêng và những món ngon Nam bộ nói chung, bạn mới cảm nhận rõ nét phong phú và đa dạng mang một phong cách ẩm thực khó tìm được ở nơi khác.

Thanh (Tổng hợp) -  luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)