Chùa Tiêu Bắc Ninh, nằm ẩn mình trên sườn núi Tiêu và là một trong những danh lam cổ tự lâu đời, đại diện cho vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa tín ngưỡng Phật giáo. Nơi đây đã và đang là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách Phật tử khắp mọi miền đất nước.
Chùa Tiêu, còn được gọi là Thiên Tâm tự hoặc Tiêu Sơn tự, tọa lạc trên lưng chừng núi Tiêu, thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn của Bắc Ninh. Không những vậy, đây còn là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vô cùng quý giá của nhà Lý và là điểm đến tham quan cũng như tìm hiểu lịch sử đầy cuốn hút.
Theo sử sách, chùa Tiêu là nơi Lý Công Uẩn được sinh ra và được Quốc sư Lý Vạn Hạnh nuôi dưỡng, giáo dục. Từ nhỏ, vua đã bộc lộ sự thông minh, khí độ của mình và được sư Vạn Hạnh nhận định có tố chất phi thường, sau này nhất định trở thành bậc minh chủ, cứu được nước, yên dân. Vua Lý Công Uẩn sau này đã khai lập vương triều Lý và nền văn minh Đại Việt.
Chùa Tiêu được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 1991. Đến thăm chùa Tiêu tại Bắc Ninh, du khách sẽ được tìm hiểu về những trang sử hào hùng của thời thơ ấu vua Lý Công Uẩn, vị minh vương khai sáng vương triều Lý và quốc gia Đại Việt.
Chùa Tiêu còn là một vùng đất cổ kính, ẩn chứa nhiều bí mật lịch sử và văn hóa, thu hút du khách thập phương đến tham quan và tìm hiểu về vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Chùa Tiêu Sơn là nơi thờ Thiền sư Vạn Hạnh, vị Quốc sư của hai triều Tiền Lê và Lý. Ông có công lớn trong việc giáo dưỡng, truyền thụ tri thức và đưa vua Lý Công Uẩn lên ngôi, lập nên vương triều Lý. Theo ghi chép, vua Lý Công Uẩn, người châu Cổ Pháp Lộ Bắc Giang, sinh ra vào ngày 12 tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Thái Bình (974) trong một gia đình họ Nguyễn.
Nói về Lý Công Uẩn, từ nhỏ Ông đã bộc lộ tài năng thông minh, rộng lượng, được gửi đến ngôi chùa Lục Tổ học tập và theo như lời của Thiền sư Vạn Hạnh thì đây sẽ là người làm nên nghiệp lớn với đất nước. Lý Công Uẩn vừa lên 3 đã được mẹ đưa đến chùa Tiêu và được chính tay Thiền sư Lý Vạn Hạnh nuôi dạy đến tận khi trưởng thành.
Bên cạnh đó, chùa Tiêu ở Bắc Ninh cũng đang lưu giữ pho tượng nhục thân của Thiền sư Như Trí được đặt tại chính điện. Vị Thiền sư này sống từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18 và cũng đã làm trụ trì chùa. Nhục thân là minh chứng cho sự nhập thiền cao siêu, thể hiện khả năng kỳ diệu của con người khi tu tập.
>>Xem thêm: Những ngôi chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh làm nên tên tuổi 'xứ chùa Bắc' |
Chùa Tiêu Bắc Ninh bắt đầu được đặt nền móng từ thời Lý và từng là chốn nhiều vị cao tăng của nhà Lý chọn để tu thiền, giảng pháp, trong đó có cả Thiền sư Vạn Hạnh. Trong ghi chép của "Từ điển di tích văn hóa Việt Nam" có viết Thiền sư Vạn Hạnh cũng từng có thời gian đã làm trụ trì tại chùa Tiêu. Ngoài ra, chùa cũng được cho là nơi sinh của vua Lý Thái Tổ.
Chùa xưa kia tọa lạc tại Viện Cảm Tuyền, nổi danh với truyền thuyết về chó đẻ con mang hai chữ “Thiên tử”, điều này ứng với việc vua Lý Thái Tổ sinh năm Giáp Tuất lên ngôi. Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, gồm cổng chùa (xây năm 1986), chánh điện (2003), nhà Tổ (2002), nhà bia, đài Quán Thế Âm (2001), vườn tháp và các công trình khác.
Chùa Tiêu là một trong những Di tích lịch sử - văn hóa thu hút của Bắc Ninh. Bước đến chùa Tiêu, giống như xuyên không về thời xưa, tuổi thơ của Lý Công Uẩn như hiện ra trước mắt, vị minh quân sau này khai sáng ra triều Lý và Quốc gia Đại Việt. Địa điểm này cũng là vùng đất cổ kính, ẩn chứa nhiều bí ẩn về lịch sử và văn hóa, lý tưởng để khám phá. Nơi góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa quý giá của vùng đất Kinh Bắc cũng như dân tộc Việt Nam.
>>Xem thêm: Top các địa điểm du lịch Từ Sơn Bắc Ninh check in cảnh đẹp cổ kính |
Chùa Tiêu tọa lạc tại tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km. Từ Hà Nội, bạn có thể đi theo hướng cầu Chương Dương và cầu Đuống. Đến Bắc Ninh, bạn tiếp tục đi thẳng khoảng 10km nữa đến địa phận xã Tương Giang, chùa Tiêu thuộc địa phận xã này, nằm trên sườn núi Tiêu nổi bật. Bạn có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc sử dụng dịch vụ xe khách đưa đón tận nơi, đều rất thuận tiện. Chùa có bãi đỗ xe rộng rãi không phải lo nơi đậu xe di chuyển xa.
Chùa Tiêu Bắc Ninh sở hữu kiến trúc lớn với hệ thống các công trình như: nhà Tam bảo, viện Cảm tuyền, nhà Tổ và Bảo tháp. Các công trình còn tồn tại trong chùa Tiêu ngày nay là điển hình của kiến trúc nghệ thuật thời Lê - Nguyễn. Bên trong chùa, bạn có thể thấy hệ thống tượng phật, tượng Thiền sư Vạn Hạnh, nhiều đồ thờ tự, bia đá, chuông đồng, hoành phi, câu đối.
Bên cạnh đó, còn có vô số hiện vật và tài liệu quý giá, phục vụ cho việc nghiên cứu, hiểu thêm về nhiều khía cạnh khác nhau của lịch sử dân tộc. Chùa Tiêu không chỉ có những công trình chính như: nhà chính, đền thờ lớn; mà còn có các công trình phụ trợ như: Nhà khách, Nhà sư. Đặc biệt, chùa Tiêu lưu giữ được 14 tháp cổ của các vị sư danh tiếng từng trụ trì tại đây.
Ngoài ra, trên đỉnh núi Tiêu, có pho tượng Thiền sư Lý Vạn Hạnh cao khoảng 5m. Một điều đặc biệt, chùa Tiêu Sơn ở Bắc Ninh được xây dựng theo thế nguyên tắc "trước sông, sau núi". Chùa Tiêu bên dưới chính là dòng sông Tiêu Tương, kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh, đây là nơi tận hưởng không gian yên bình, thanh tịnh. Lầu Quan trước cổng chùa được xây dựng năm 2001, ngay sau cửa chính của chùa là nơi đặt 14 bảo tháp thờ phụng các vị thiền sư đã từng trụ trì và viên tịch tại đây.
Nổi bật trên đỉnh núi Tiêu chính là tượng lớn của Thiền sư Vạn Hạnh, có chiều cao khoảng 10m và được hướng về kinh thành Thăng Long. Kiến trúc của chùa Tiêu vẫn giữ nguyên nét uy nghi và cổ kính từ thời kỳ Lê – Nguyễn, bao gồm: hệ thống Tam bảo, viện Cảm Tuyền, nhà Tổ và các bảo tháp cổ. Trong chùa, còn lưu giữ nhiều tài liệu cổ vật và nhiều truyền thuyết, giai thoại sinh động về cuộc đời của vua Lý Công Uẩn.
Trong chùa Tiêu Bắc Ninh, bia “Lý Gia Linh Thạch” là bia đá quan trọng nhất chính, nó được dựng vào năm “Cảnh Thịnh nguyên niên” (1793), bên trên có ghi chép về vị vua này. Ngoài ra, chùa cũng trưng bày bản Chiếu dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình đến Thăng Long, Hà Nội của Vua Lý Công Uẩn; bộ “Thiền Uyển Anh tập” - do Thiền sư Như Trí khắc, in vào năm 1715 và rất quý giá đối với văn hóa Phật giáo Việt Nam.
>>Xem thêm: Gợi ý những địa điểm du xuân Bắc Ninh lý tưởng cho năm mới |
Chùa Tiêu không chỉ gắn với câu chuyện lịch sử độc đáo mà còn đặc biệt bởi là chùa hiếm hoi không đặt hòm công đức. Các khu vực quan trọng như: gian Chính diện, Tam bảo, nhà thờ Tổ,... đều không có bất kỳ hòm công đức nào. Đến chùa, bạn có thể thấy các ban thờ trong chùa, chỉ bày biện hoa quả, bánh kẹo cùng đèn nhang đơn giản. Trong suốt hàng chục năm qua, chùa duy trì chỉ nhận tiền công đức của Phật tử để phục vụ tu sửa hay xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ngày thường, những ai đến lễ chùa với ý định tích đức thường bị từ chối và trả lại. Không chỉ vậy, đôi khi du khách hành hương còn nhận được sự đón nhận bằng việc nhận tiền lộc, bánh đúc,.. Ngoài ra, chùa không cho đốt vàng mã và dâng sao giải hạn nhằm bảo vệ không khí thanh tịnh, để mọi người đến đây có thể hưởng môi trường tâm linh sạch sẽ, trong lành.
Khi đến lễ chùa, bạn nên chú ý đọc kỹ bảng thông báo nội quy để tránh vi phạm vào quy định của nhà chùa. Chùa Tiêu Sơn đón hàng ngàn du khách hành hương vãn cảnh và chiêm ngưỡng những giá trị tâm linh lâu đời tại nơi đây, đặc biệt là vào ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm và những ngày lễ Phật giáo trong năm, cùng những ngày đầu xuân năm mới.
>>Xem thêm: Chùm tour du lịch miền Bắc khởi hành linh hoạt |
Khu di tích chùa Tiêu Bắc Ninh hứa hẹn giúp bạn tìm hiểu lịch sử sống động, hiểu hơn về tuổi thơ huyền bí của Lý Công Uẩn. Bước chân đến chùa Tiêu khám phá một vùng đất cổ kính, gắn liền với sự bí ẩn của lịch sử, văn hóa độc đáo vùng Kinh Bắc cũng như Việt Nam.
Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet