Guidebook

Thăm đền Cùng giếng Ngọc: chốn tâm linh ly kỳ nhiều người hay lui tới

Thứ ba, 06/08/2024, 12:18 GMT+7

Đến đền Cùng giếng Ngọc hòa mình vào không khí tâm linh của những câu chuyện truyền miệng, từ thế hệ này qua thế hệ khác, địa điểm này ở Bắc Ninh hiện nay đã trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn cho khách du lịch cả trong và ngoài nước. Hãy cùng Lữ Hành Việt Nam khám phá nơi này trong bài viết dưới đây nhé.

test

Vị trí đền Cùng - giếng Ngọc

Đền Cùng - Giếng Ngọc nằm tại Viêm Xá (hay làng Diềm) thuộc phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, địa danh linh thiêng được coi là nơi hiển ứng thờ Mẫu Tam Phủ từ hàng ngàn năm trước. Từ thời Tiền Lý, Tiền Lê và thời kỳ Lý, quân triều đình đã tung ra đợt đánh đối phó với quân xâm lược dọc theo con sông Cầu, mỗi lần như vậy đều đến đây cầu đảo và nhận được sự che chở từ linh thánh của đền Cùng, đánh bại quân địch không ít lần.

 

đền Cùng giếng Ngọc - vị tríẢnh: @hinn_0909

 

Sự nổi tiếng của đền Cùng lan tỏa khắp trong văn hóa dân gian từ xa xưa. Ngày nay, đây là điểm đến thu hút một lượng lớn du khách quốc tế đến tham quan, cầu tình duyên, sự nghiệp thành công và hạnh phúc gia đình. Bước qua cổng tam quan của Đền Cùng, bạn sẽ ngay lập tức được chìm đắm trong một quần thể kiến trúc hài hòa và cổ kính. Khuôn viên ở đây rất rộng rãi rợp bóng cây cổ thụ tạo nên sự mát mẻ, yên bình và rất trong lành.

 

đền Cùng giếng Ngọc - điểm đếnẢnh: @ivuvu

 

Hướng dẫn đi đến đền Cùng giếng Ngọc

Nằm cách trung tâm Thủ đô chưa đầy 50km, đền Cùng và giếng Ngọc là điểm du lịch thuận tiện cho du khách di chuyển bằng mọi phương tiện. Với quãng đường ngắn, bạn chỉ mất khoảng 1 tiếng để đến đây và hoàn toàn có thể đi về trong ngày. Từ Hà Nội, bạn có thể đi qua cầu Nhật Tân, rẽ vào đường 18, tiếp tục theo đường 286 để đến đường Vua Bà, cuối cùng là đền Cùng giếng Ngọc.

 

đền Cùng giếng Ngọc - đường điẢnh: @always_0605

 

Đi tiếp về phía cuối con đường này, bạn sẽ bắt gặp đền Cùng với giếng Ngọc. Đường đi khá đẹp và dễ đi, được lát bê tông sạch sẽ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm đường, hãy hỏi người dân địa phương để được chỉ dẫn. Nằm cách trung tâm thành phố Bắc Ninh chỉ 4km, bạn có thể đến thăm địa điểm này dễ dàng, nếu không rành đường có thể tra cứu đường đi trên Google Maps nhé.

 

đền Cùng giếng Ngọc - đường điẢnh: @Fb Đền Cùng Giếng Ngọc Quê Tôi

 

Tham quan đền Cùng và Giếng Ngọc mùa nào đẹp?

Bạn có thể ghé thăm đền Cùng giếng Ngọc bất cứ lúc nào trong năm, đặc biệt là vào dịp đầu năm, mùng 1 hoặc rằm âm lịch. Lúc này, rất nhiều du khách từ khắp nơi đổ về đây để cầu tình duyên, công danh sự nghiệp, sức khỏe,... Khuôn viên ở đây rất thoáng đãng nhờ những bóng cây cổ thụ lâu năm, luôn xòe tán lá xanh biếc, mang lại cảm giác thư thái, trong lành cho du khách.

 

đền Cùng giếng Ngọc - thời điểmẢnh: @xinchao_tamday

 

Đến đền Cùng giếng Ngọc lắng nghe chuyện kì bí 

Đền Cùng Bắc Ninh là chốn tâm linh linh thiêng, thờ Mẫu Tam Phủ từ ngàn xưa. Sự linh hiển của ngôi đền này đã nổi tiếng khắp dân gian từ thời Tiền Lý, Tiền Lê, thời Lý. Trước mỗi trận chiến, quan quân triều đình đều ghé chốn này cầu nguyện và được phù hộ để đánh bại quân xâm lược. Truyền thuyết kể rằng, vua Lý Thần Tông từng mắc bệnh lạ và hóa sói nhưng khi đến đền Cùng cầu đảo, nhà vua đã dần khỏi bệnh, tai qua nạn khỏi. 

 

đền Cùng giếng Ngọc - địa điểmẢnh: @thuong_prince

 

Vào thời vua Bảo Thái đầu thế kỷ 17, đã xây dựng một đền trên cột đá với quy mô lớn, vẫn để lại dấu ấn cho tới ngày nay. Các triều đại kế tiếp sau này đều không quên thờ tụng Mẫu tại ngôi đền này. Lịch sử cụm di tích của đền Cùng - giếng Ngọc ở Bắc Ninh không biết chính xác tự bao giờ, nhưng dựa vào nhiều tài liệu cho rằng có thể nó đã tồn tại hơn 1.500 năm.

 

đền Cùng giếng Ngọc - lịch sửẢnh: @dinhqau

 

Khi vượt qua cổng Tam quan, bạn sẽ được chìm đắm trong một không gian kiến trúc hài hòa và cổ kính. Khám phá từng ngóc ngách của đền Cùng là cơ hội để du khách hiểu sâu hơn về đời sống văn hóa và kiến trúc của thế hệ ông cha. Ngoài ra, không gian thơ mộng cùng bầu không khí trong lành, địa điểm này cũng là nơi lý tưởng để bạn đến để tĩnh tâm và xua tan đi mọi muộn phiền.

 

đền Cùng giếng Ngọc - không gianẢnh: @amy2479x

 

Đền Cùng xưa kia từng sở hữu bộ sưu tập bia đá và thần phả đồ sộ, nhưng trải qua chiến tranh, nhiều hiện vật đã bị hư hại và thất lạc. Ngày nay, khu di tích đền Cùng giếng Ngọc vẫn còn giữ được hai pho tượng bà chúa Giếng và một số hoành phi câu đối quý giá. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách thập phương, đền Cùng đã được xây dựng thêm nhà khách và nhà ghi bia công đức.

 

đền Cùng giếng Ngọc - văn biaẢnh: @dangcongsan

 

Giếng Ngọc hình bán nguyệt với độ rộng 20m2, đi xuống là 11 bậc gạch, tiếp đến 4 bậc đá và cuối cùng là 1 bậc gỗ lim ở sát mép giếng. Nước giếng trong vắt lạ thường, có thể thấy tận đến lớp đá ong độc đáo ở đáy, đặc biệt nước giếng uống vào cảm giác mát, ngọt vì chảy ngầm từ trên núi và được thấm qua lớp đá ong. Du khách có thể uống trực tiếp nước giếng mà không cần lọc nhưng muốn đi xuống phải đi chân trần xuống và để giày, dép trên bờ.

 

đền Cùng giếng Ngọc - giếng cổẢnh: @hang881991

 

Người làng Diềm rất trân trọng nước trong giếng Ngọc và cũng thường hay lấy mang về dùng trong nhiều dịp quan trọng. Họ thường lấy nước giếng về để pha trà đãi khách, nấu rượu dùng trong các lễ nghi trọng đại của gia đình và dòng họ. Kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh, đối với du khách đến tham quan và cúng lễ đây không chỉ đơn thuần là nước uống giải khát, mà còn mang theo niềm tin về sức khỏe, sự minh mẫn. 

 

đền Cùng giếng Ngọc - giếng cổẢnh: @dinhqau

 

Đền Cùng và giếng Ngọc có truyền thuyết về ba ông thần cá cũng rất hút khách đến tham quan. Tất cả thần cá đều có kích thước lớn và nổi bật hơn hẳn so với cá thường, sống trong giếng từ rất lâu rồi. Kể cả những trận lũ lụt lịch sử khiến giếng Ngọc ngập sâu khiến nhiều con rùa và cá không thể sống nổi, nhưng ba ông thần cá vẫn không hề rời đi, tồn tại kiên cường. Sự kiện này được truyền miệng qua bao thế hệ, càng tô điểm thêm sự huyền bí và linh thiêng cho giếng Ngọc.

 

đền Cùng giếng Ngọc - cá thầnẢnh: @vedepbacninh

 

Người dân địa phương tin rằng cá thần trong giếng Ngọc chính là hiện thân của hai công chúa nhà vua Lý Thánh Tông. Niềm tin này khiến họ luôn giữ gìn, tôn kính và trân trọng cụm di tích đền Cùng giếng Ngọc cũng như giếng cổ này. Mùa thu, nước trong giếng thường rút xuống thấp nhất, đến đây lúc này bạn có thể dễ dàng chiêm ngưỡng ba cá thần bơi lội tung tăng trong giếng.

 

đền Cùng giếng Ngọc - giếng cổẢnh: @dangcongsan

 

Giếng Ngọc, thực chất là giếng nước được người xưa khai thác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nhờ mạch nước ngầm từ hai ngọn núi Kim Sơn và Kim Lĩnh, nước trong giếng Ngọc ở đền Cùng rất mát và trong. Người dân làng Diềm xưa đến nay đều truyền tai nhau rằng cũng nhờ uống nước trong giếng Ngọc mà sở hữu được chất giọng quan họ uyển chuyển, vang, rền, khiến lòng người say đắm.

 

đền Cùng giếng Ngọc - tham quanẢnh: @Ngọc Việt Bạch

 

Hiện nay, người dân thường sử dụng nước giếng Ngọc để nấu rượu và pha trà. Họ tin rằng nước giếng thần sẽ bảo vệ và che chở, giúp họ luôn được bình an. Không chỉ vậy, nhờ có nước giếng Ngọc mà những người con của làng Diềm đều gặp may mắn, thuận lợi trong công việc hơn, sở hữu giọng nói đặc trưng và khác biệt so với các làng xung quanh.

 

đền Cùng giếng Ngọc - cung Công ĐồngẢnh: @Ngọc Việt Bạch

 

>>Xem thêm: Những ngôi chùa nổi tiếng ở Bắc Ninh làm nên tên tuổi 'xứ chùa Bắc'

 

Lễ hội ở đền Cùng giếng Ngọc

Theo phong tục truyền thống, ngày 3/3 âm lịch hàng năm là ngày Tết Thanh Minh, được coi là lễ hội đền Cùng. Trong ngày này, họ sẽ tiến hành lễ tát giếng, dọn dẹp vệ sinh và tu bổ phần hư hại xung quanh giếng. Người dân còn khiêng kiệu múc nước từ giếng đến đền thờ để cầu mong một năm mới mạnh khỏe, mưa thuận, gió hòa. Thời điểm quan trọng, thu hút du khách từ khắp nơi đến tham gia. 

 

đền Cùng giếng Ngọc - lễ hộiẢnh: @baobacninh

 

Mọi người đến đền Cùng giếng Ngọc Bắc Ninh đầu tiên là để chiêm bái, cầu cho công danh sự nghiệp, sức khoẻ, sau là tự tay múc nước giếng uống mong được bình an. Nhiều người còn mang theo chai lọ để đựng nước giếng, mang về cho người thân ở nhà uống hoặc đặt lên ban thờ để cầu may. Để lấy nước giếng Ngọc, du khách phải để giày dép ở trên bờ, đi chân trần hoặc đi dép của đền đã chuẩn bị sẵn để xuống dưới.

 

đền Cùng giếng Ngọc - lễ hộiẢnh: @vinhphuc

 

Đến với khu di tích đền Cùng, để thư giãn, hiểu biết thêm về chốn tâm linh lâu đời mà còn có cơ hội được đến tận làng Diềm - được biết đến là cái nôi của quan họ Bắc Ninh. Dạo quanh làng ngắm cảnh, thưởng thức những làn điệu quan họ đằm thắm, ngọt ngào để thêm yêu mến văn hóa cũng như con người tại xứ Kinh Bắc.

 

đền Cùng giếng Ngọc - lễ hộiẢnh: @nghia.bop

 

Các điểm tham quan gần di tích đền Cùng - giếng Ngọc 

 

1. Làng tranh Đông Hồ

Địa điểm du lịch Thuận Thành này tọa lạc tại phường Song Hồ. Làng cách đền Cùng - giếng Ngọc chỉ khoảng 20km, trên đường về đến đây tham quan cũng không quá xa. Làng nghề nổi tiếng với tranh khắc gỗ dân gian, đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam. Dù trong thời đại ngày càng phát triển, tranh Đông Hồ không còn được tiêu thụ nhiều như trước, nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống và là điểm đến thu hút.

 

đền Cùng giếng Ngọc - Làng tranh Đông HồẢnh: @nhyyw.rose

 

Lịch sử làng tranh Đông Hồ lâu đời với hơn 400 năm và có đến 17 dòng họ theo nghề làm tranh này, ai đến đều phải trầm trồ với sự trường tồn đó. Mỗi bức tranh Đông Hồ ẩn chứa hàm ý riêng, được thể hiện qua màu sắc bởi các nghệ nhân. Du khách đến làng tranh có thể chứng kiến toàn bộ quy trình tạo nên một bức tranh, từ chuẩn bị nguyên liệu đến in và phơi tranh.

 

đền Cùng giếng Ngọc - Làng tranh Đông HồẢnh: @khanh_nkl

 

2. Nhà hát Quan họ Bắc Ninh

Nằm cách đền Cùng giếng Ngọc chỉ vài trăm mét, Nhà hát Quan họ Bắc Ninh là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch xứ Kinh Bắc. Được xây dựng từ năm 2016 trên diện tích 19.400m2 và hoàn thành vào năm 2020, công trình này là minh chứng cho sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính của làng quê và sự hiện đại, hoành tráng của một nhà hát được đầu tư và thiết kế chỉn chu.

 

đền Cùng giếng Ngọc - Nhà hát Quan họ Bắc NinhẢnh: @tinhair.cabello_extensions

 

Nhà hát Quan họ Bắc Ninh được thiết kế theo lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa nét đẹp hiện đại và truyền thống. Phần mái che dài lên đến 60m, thiết kế cong cong uyển chuyển tựa như mái đình làng Việt thường thấy, tạo nên cảm giác gần gũi, rất thân thuộc. Phía dưới mái là những khối kiến trúc được cách điệu tinh tế, tạo nên nét độc đáo riêng biệt cho công trình. Kế bên nhà hát là một hồ nước rộng lớn, nơi đây thường diễn ra các tiết mục hát quan họ truyền thống đặc sắc.

 

đền Cùng giếng Ngọc - Nhà hát Quan họ Bắc NinhẢnh: @hat.mit.mit

 

>>Xem thêm: Chùm tour du lịch miền Bắc giá khuyến mãi

 

Trên đây là giới thiệu về đền Cùng giếng Ngọc, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn và gia đình trong chuyến tham quan sắp tới. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm du lịch bổ ích cho hành trình của bạn! 

 

Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)