Khám phá chùa Kuthodaw và chiêm ngưỡng cuốn kinh Phật lớn nhất thế giới? Bạn có muốn trải nghiệm? Nếu bạn nghĩ đây là cuốn sách bằng giấy khổng lồ thì sai rồi, chắc chắn hành trình tìm hiểu về ngôi chùa này sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng đấy! Cùng bắt đầu với Lữ Hành Việt Nam nhé!
Trong cuốn The Way of the White Clouds, Đại sư Anagarika Govinda mô tả chùa Kuthodaw (tác giả viết là Kuthawdaw) - một trong những ngôi chùa ổi tiếng nhất Mandalay như sau: “… Vua Mindon cho khắc kinh Phật lên những phiến cẩm thạch lớn và nặng để kẻ trộm hay quân xâm lược không khởi lòng tham, mà lại giữ cho kinh được truyền đời. Nhà vua cũng muốn dân chúng, từ quan cho chí dân, có thể đến xem kinh dễ dàng và thuận tiện. Vì vậy mỗi phiến cẩm thạch đều được dựng trong một ngôi tháp riêng, trên có mái che và người ta dễ vào đọc, mỗi ngôi tháp giống như một cái chùa nhỏ thu nhỏ. Người hiếu kinh có thể thoải mái nghiên cứu bất kỳ đoạn kinh nào bằng cả hai thứ tiếng Pali và Miến ngữ”.
Từ đây, du khách có thể biết được về chùa Kuthodaw là ngôi chùa được hoàng đế Mindon Min đã khởi công xây dựng vào năm 1857 như một phần của hoàng cung Mandalay. Vì lo lắng trước sự xâm lăng của người Anh về cả lãnh thổ và tôn giáo, vua Mindon Min đã quyết định để lại một công trình hoàng gia để truyền bá Phật giáo. Đó chính là bộ Tam tạng - bản dịch Pali với chữ viết của người Myanmar - được khắc trên đá. Việc khắc kinh lên đá bắt đầu từ năm 1860 và hoàn tất năm 1868. Khám phá chùa Kuthodaw bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua bộ sách kinh điển này.
Chùa nằm dưới chân đồi Mandalay – khu vực có rất nhiều ngôi chùa lịch sử đáng ghé thăm. Tại đây có tổng cộng 4 cổng vào, cổng chính nằm ở phía Nam để du khách khám phá chùa Kuthodaw. Cổng chính có hình dạng vòm cung được trang trí nhiều tháp nhỏ màu vàng ở đỉnh và hai bên cửa. Khung cửa sử dụng màu gạch sậm, tương ứng như trang phục truyền thống của nhà sư Miến Điện.
Từ cổng chính, một hành lang dài, với nhiều cột gỗ tếch được chạm trổ hoa văn và hình ảnh các thần Nat (thần địa phương) dẫn đến một điện thờ Phật Thích Ca. Bức tượng bằng đồng không quá to nhưng rất tinh tế trong thiết kế với dáng ngồi kiết già. Đôi mắt của tượng Phật trầm ngâm, buồn bã thay vì mỉm cười như thường thấy trong các chùa khác. Du khách đến khám phá chùa Kuthodaw có thể tận mắt chiêm ngưỡng.
Ngoài ra, bên phải bức tượng Phật là một bức họa chân dung vua Mindon đang ngồi, một tay cầm phất trần, đầu không đội vương miện mà thay vào đó là chiếc khăn trắng. Lúc này, tổng ông như một người Miến Điện bình thường hơn là vị vua của một quốc gia.
Chùa Kuthodaw ở là một quần thể đặc biệt với 730 bia đá, trong đó có một bia tóm tắt toàn bộ công trình khắc kinh lên đá và 729 bia đá trong các tháp nhỏ được làm từ đá cẩm thạch trắng với tên gọi là “Kyauksa Gu”. Các tháp này cách nhau một lối đi vừa đủ và bao quanh một tòa chính tháp màu vàng rực rỡ ở giữa. Mỗi tháp đều chứa một tấm biển đá ghi chép kinh Phật bên trong. Những phiến đá cẩm thạch trắng có kích thước 1,5 mét cao, 1 mét rộng và có độ dày 13 cm. Đặc biệt, mỗi tháp đều có đánh số thứ tự từ 1 cho đến 729, toàn bộ bia đá khắc Tam tạng kinh điển theo thứ tự:
Quá trình ghi chép kinh Phật lên mặt đá là công việc không đơn giản và mất nhiều ngày. Những người thợ phải khắc kín 2 mặt đá và phủ vàng sau khi hoàn thiện. Tuy nhiên, qua các biến cố lịch sử và nhiều lần phục chế, chữ vàng đã mất đi, chỉ còn lại lớp muội đen và những vệt khắc trên đá. Và có một sự thật, ngay cả khi đọc mỗi ngày 8 tiếng, thì bạn sẽ mất khoảng 450 ngày để đọc hết toàn bộ “cuốn sách” đặc biệt này.
Trong sân của chùa, giữa các hàng tháp bia là những cây hoa sao có tàng lá mở rộ như một cái lọng. Đặc biệt có một cây hoa sao 250 tuổi. Vì thế nhìn nơi đây giống như một viên “công viên” nhỏ với những hàng cây xanh mát, trẻ con thì chơi đùa, người già dừng lại để nghỉ ngơi và du khách vui vẻ, háo hức vào đây để chụp hình.
Dưới bóng mát của những tàng lá này, nhiều zayat (loại nhà mở của người Miến Điện, phục vụ những người đi lạc đường hoặc mệt mỏi cần nghỉ chân) được xây dựng. Nếu ở trong sân chùa hoặc ngoài cổng chùa, zayat là nơi du khách dừng chân để tránh mưa hoặc nắng, hoặc nghỉ ngơi uống nước.
Khám phá chùa Kuthodaw không mất phí, tuy nhiên, bạn sẽ cần mua một chiếc vé đặc biệt để khám phá tất cả các khu di tích trong thành phố Mandalay. Khi đến chùa Kuthodaw, bạn chỉ cần xuất trình chiếc vé đó tại cổng để vào tham quan. Hãy chú ý rằng chỉ những điểm tham quan được in trên vé mới được chấp nhận, nếu không, bạn sẽ phải mua vé một lần nữa để thăm các điểm đến khác.
Mặc dù không bắt buộc phải mặc longyi (trang phục truyền thống của người Myanmar) vào chùa, nhưng du khách cần lưu ý mặc đến những nơi linh thiêng thì nên lựa chọn trang phục trang nhã và lịch sự nhé! Đồng thời, hãy bỏ dép bên ngoài cổng trước khi vào chùa.
Ngoài ra, các dịch vụ của grab cũng hoạt động ở Mandalay, bao gồm Grab car, Grab tuktuk và cả Grab bike, giúp bạn có thể di chuyển thuận tiện đến khám phá chùa Kuthodaw trong thành phố. Ngoài ra, các khách sạn ở thành phố Mandalay có giá khá hợp lý và cung cấp dịch vụ tốt. Nếu bạn chọn ở tại các đường trung tâm xung quanh khu Mandalay Palace, di chuyển sẽ rất thuận tiện.
>>Xem thêm: Đi tour Myamar khám phá xứ sở của những đền, chùa |
Đối với du khách, khám phá chùa Kuthodaw không chỉ là việc tìm hiểu lịch sử và văn hóa, mà còn là hành trình chìm đắm trong vẻ đẹp thiêng liêng và yên bình. Mỗi chi tiết tại chùa Kuthodaw đều kể lên một câu chuyện đặc biệt, tạo nên một không gian đậm chất tâm linh và mang đầy giá trị văn hóa của người Myanmar.
Hòa Luty (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet.