Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Ai Cập

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai Cập

Thứ sáu, 10/04/2020, 22:03 GMT+7

Xứ sở kim tự tháp không chỉ nổi tiếng với những tòa kim tự tháp đồ sộ, huyền bí mà những ngôi đền cũng rất được yêu thích, tiêu biểu như đền Philae Ai Cập.

test

Vài nét về đền Philae Ai Cập

Đền Philae hay còn được gọi là đền thờ Isis, nằm ở một hòn đảo đá ở giữa sông Nile, cách Aswan, Ai Cập 12 km về phía Nam.

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpĐịa thế đẹp ngay bên dòng sông Nile thơ mộng (Ảnh @tina37025)

 

Ngôi đền được xây dựng bắt đầu dưới thời vua Ptolemy II cho Nữ thần Isis, và sau đó là các vị vua Ptolemy khác (Ptolemy's IV, V, VI, VII và XI) đã đóng góp bằng cách thêm nhiều phần vào Đền chính. Công trình này được tôn sùng từ thời Pharaon đến các thời kỳ Hy Lạp, La Mã và Byzantine.

Tuy nhiên, nó đã bị nhấn chìm sau khi đập Aswan đầu tiên được xây dựng vào năm 1906, và mãi đến những năm 1970, nhiều quốc gia cùng với UNESCO mới cố gắng cứu ngôi đền bằng cách chuyển từng khối từ nơi ban đầu trên đảo Philae đến đảo Agilika.

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai Cập(Ảnh @unavezporelmundo)

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpPhần nào của đền cũng được chau chuốt (Ảnh @barkhasingh0308)

 

Đền thờ Isis là một trong những ngôi đền lớn nhất ở Ai Cập bởi nó chiếm đến gần một phần tư hòn đảo cũng như trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách khi đi du lịch Ai Cập.

 

Nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai Cập

Đền Philae Ai Cập được xây dựng theo phong cách tương tự như Đền thờ của Vương quốc mới với 2 tòa tháp, 1 sảnh chính, 1 đền chính và 1 căn phòng của Nữ thần Isis, điều đặc biệt là tất cả chúng đều được trang trí bằng các bức phù điêu vô cùng ấn tượng.

 

1. Tòa tháp đầu tiên: Lối vào đền

Tháp đầu tiên dẫn vào khu vực đền chính bao gồm hai tòa tháp lớn hình chữ nhật sừng sững và một lối vào cao 18m dẫn vào sảnh chính được trang trí bằng bức phù điêu của vua Nectanebo vô cùng nổi bật.

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpHai tòa tháp sừng sững uy nghi (Ảnh @eye_on_egypt)

 

Ở phía trước của tháp, hai bên lối vào vẫn còn một bức tượng sư tử được làm bằng đá granit được dựng lên bởi vua Euergetes II và hiên ngang đứng đó dù bao tháng năm trôi qua như để canh giữ cho nơi thờ tự Nữ thần.

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpHai chú sư tử đá oai vệ (Ảnh @aswan_egypt_ph)

 

Trong khi lối vào của tòa tháp phía tây là những bức phù điêu của vua Philometor thì lối vào liền kề tòa tháp phía đông lại có các bức phù điêu tinh xảo của vua Ptolemy II Philadelphus và Hoàng đế Tiberius. Chúng đều là những hình ảnh của nữ thần Isis trong các tư thế khác nhau với những kích cỡ khác nhau.

Đặc biệt, ở phía trước tòa tháp phía đông là một bức phù điêu khổng lồ mô tả hành động chiến đấu với kẻ thù bằng tóc của nhà vua Ptolemy XII Neos và việc đức vua Neos Dionysos trao vương miện của Thượng và Hạ Ai Cập cho Horus và Nephthys (bên phải) và dâng hương cho Isis và Harpocrates (bên trái), vô cùng sinh động và đặc sắc.

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpCác hình ảnh được điêu khắc rõ nét cho đến tậ bây giờ (Ảnh @travil.io)

 

2. Sân chính của đền

Bước qua lối vào ở tháp chính, bạn sẽ nhìn thấy khoảng sân chính rất lớn của đền Philae Ai Cập

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpKhoảng sân rộng lớn (Ảnh @cairoscene)

 

Ở hai bên của sân là những hàng cột khổng lồ được chạm khắc tinh xảo, phía trên thì được thiết kế như những bông hoa đang nở rộ. Điều đặc biệt là mỗi một cây cột lại có cách điêu khắc cũng như thiết kế hình dáng khác nhau khiến nó trở nên nổi bật ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đây cũng là khu vực check in cực hot luôn đấy.

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpHàng cột khổng lồ vững chãi (Ảnh @diariode2maletas)

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai Cập(Ảnh @christinebottross)

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpKhu vực check in ngàn like (Ảnh @tina37025)

 

Tòa nhà nhỏ ở phía đông là các phòng dành cho các linh mục, cũng như phục vụ một số mục đích khoa học. Mỗi phòng đều được thiết kế rất cân xứng và đều đặn, qua đó, ta mới thấy thực sự ngưỡng mộ sự tinh tế và tài giỏi của những kiến trúc sư thời xa xưa.

Ở phía tây của sảnh chính là Nhà sinh, đây là khu vực rất thú vị vì nó là quà để vinh danh sự ra đời của Horus - con trai nữ thần. Trên tất cả các bức tường, các cột đều được khắc chữ và phủ những bức phù điêu mô tả cảnh từ thời thơ ấu của Horus, bao gồm: Horus như một con chim ưng trong đầm lầy của Delta hay Isis đang ngậm Horus trong đầm lầy…Nó chân thật đến mức bạn tưởng như đang được chứng kiến câu chuyện ấy ngay trước mắt vậy.

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpHình ảnh chân thật (Ảnh @nayspina)

 

 

3. Tháp thứ hai

Ở ngọn tháp này, bạn sẽ thấy một ô cửa tráng lệ rộng 32m và cao 12m với các bức phù điêu ở trung tâm là của Euergetes II, bên phải phía trên là một số bức tranh Kitô giáo, bên dưới thì là bức phù điêu mô tả hình ảnh của Neos Dionysos đang hiến dâng những con vật hiến tế cho Horus và Hathor, còn bên phải phía dưới lại là hình ảnh nhà vua đang tặng một vòng hoa cho Horus và Nephthys. 

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpBức tường được điêu khắc trở nên bắt mắt hơn (Ảnh @barkhasingh0308)

 

Đứng ở đây xem những bức hình, ta sẽ có cảm giác như đang được ai đó kể lại một câu chuyện, sinh động và hấp dẫn đến lạ.

 

4. Bên trong đền

Căn phòng đầu tiên bên trong đền có 8 cây cột trụ lớn cũng được chạm trổ nhiều hình thù tinh xảo. Trên các bức tường là hình ảnh những cây thánh giá Coplic và dòng chữ Hy Lạp cho thấy cho thấy ngôi đền đã từng là nơi thờ cúng của Kitô giáo trong thời kỳ Byzantine đầu tiên dưới thời Giám mục Copod Theodore. 

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpCác cột trụ khổng lồ trong đền (Ảnh @christinebottross)

 

Ngoài ra, phía trên cánh cửa còn lưu lại dòng chữ kỷ niệm cuộc thám hiểm khảo cổ học được gửi đến đền Philae Ai Cập năm 1841 bởi Giáo hoàng Gregory XVI.

Mặc dù các bức phù điêu của Vestibule vẫn còn dang dở và thậm chí hiện nay còn đang bị hủy hoại, nhưng chúng vẫn rất thú vị. Qua cánh cửa ở bức tường phía nam, bức phù điêu trên cùng cho thấy Horus ngồi trên băng ghế với Nephthys và Isis trình bày vương miện của Hạ và Thượng Ai Cập. Thoth (trái) và Seshat, nữ thần viết lách (phải), ghi tên nhà vua trên cành cây cọ, trong khi phía sau Thoth là thần không khí Shu, đang cầm một cánh buồm. Các bức phù điêu bên dưới thì mô tả ngôi mộ của Osiris tại Abaton, với thi thể của Osiris do một con cá sấu sinh ra.

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpCác bức phù điêu tuy đã mờ nhưng vẫn còn nguyên giá trị (Ảnh @bowwybobol)

 

Còn ở bên trái của cánh cửa là những bức phù điêu dang dở cho thấy nhà vua ban phát đất đai, trong khi trên bức tường bên phải (hàng trên cùng thứ hai) là một bức phù điêu nổi tiếng mô tả nguồn gốc của sông Nile: thần sông Nile, với một con rắn quấn quanh người, đổ nước từ hai chiếc lọ dưới lớp đá lởm chởm trên đó kền kền và một con chim ưng. Bên phải thì điêu khắc hình ảnh linh hồn của Osiris dưới hình dạng một con chim trong khu rừng linh thiêng, được thờ phụng bởi Hathor (trái) và bởi Isis, Nephthys, Horus và Amun (phải).

Chẳng cần đọc thần thoại Hy Lạp mà chỉ cần đến chiêm ngưỡng các bức phù điêu quý giá ở đây thôi là bạn cũng đã tích góp được nhiều kiến thức bổ ích về các vị thần rồi đấy. Quả thật là một công đôi việc mà.

 

5. Thánh địa - phòng của Nữ thần Isis

Cứ đi tiếp qua các căn phòng, bạn đến được nơi ở của Nữ thần Isis, với hai cửa sổ nhỏ làm cả căn phòng như vừng sáng hẳn lên. Căn phòng được xây dựng bằng đá granit để tạo sự vững chãi bảo vệ hình ảnh thiêng liêng của Isis.

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpCăn phòng được ánh sáng chiếu vào làm hình ảnh rõ nét hơn (Ảnh @mariammkhalil)

 

Bên trái căn phòng là một phòng nhỏ được trang trí bằng bức phù điêu tái hiện hình ảnh của Nữ thần, còn phía tây là một cánh cửa dẫn ra khỏi đền để đi đến Cổng Hadrian 

 

6. Cổng Hadrian

Cánh cổng này được đặt ở phía tây bắc của Tháp thứ hai, xây dựng dưới triều đại của Hoàng đế Hadrian và được trang trí bằng phù điêu của Hadrian, Marcus Aurelius và Lucius Verus. Đây cũng là nơi sẽ dẫn bạn đến Thánh địa Abaton trên hòn đảo Bigga lân cận, nơi có Lăng mộ Osiris, và các bức phù điêu liên quan đến giáo phái Osiris.

 

Mê mẩn nghệ thuật phù điêu tinh xảo của đền Philae Ai CậpNgay đến cánh cổng cũng được thiết kế tinh xảo (Ảnh @tina37025)

 

Sau khi đi tham quan hết các khu vực trong ngôi đền Philae chắc hẳn ai cũng cảm thấy mình như vừa được xem một thước phim quay chậm kể về cuộc sống của gia đình Nữ thần, nó sinh động và thu hút đến lạ.

Trước khi từ biệt nơi này, bạn cũng có thể ghé qua để chiêm ngưỡng các di tích khác gần đấy như: Kiosk of Trajan, Nhà nguyện Osiris, Đền Horus, Đền Hathor, Cổng Tiberius, Cổng Diocletian và Đền Augustus, chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng đâu.

Nếu bạn đam mê thần thoại Hy Lạp, bạn yêu những kiến trúc tinh vi thời cổ đại thì đền Philae Ai Cập chính là địa điểm lý tưởng cho bạn rồi đấy.

 

Thái Hà (dịch) - Luhanhvietnam.com.vn

Nguồn: planetware, tripsinegypt

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)