Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Bắc Phi

Ngược dòng đến thời kỳ La Mã cổ đại tại thành phố Djemila Algeria

Thứ hai, 13/02/2023, 13:17 GMT+7

Nằm ở độ cao 900 m so với mực nước biển, thành phố Djemila Algeria hay Cuicul với diễn đàn, đền thờ, vương cung thánh đường, khải hoàn môn và nhà ở, là một ví dụ thú vị về quy hoạch thị trấn La Mã thích nghi với vị trí trên núi cao.

test

Giới thiệu về thành phố Djemila Algeria

Thành phố Djemila Algeria là một khu định cư La Mã cổ đại nằm gần thị trấn Setif ở Algérie. Đây là thành phố La Mã duy nhất được bảo tồn ở Châu Phi. Từ năm 1982, Djemila đã được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO như một nơi có sự thích nghi độc đáo của kiến ​​trúc La Mã với môi trường miền núi.

 

Thành phố Djemila AlgeriaThành phố Djemila Algeria

 

Djemila (tiếng Ả Rập: جميلة‎) trước đây đươc gọi là Cuicul, một ngôi làng miền núi nhỏ ở Algérie, gần bờ biển phía bắc của Algiers. Thành phố nằm trong khu vực giáp ranh với Constantinois và Petite Kabylie (Basse Kabylie).

 

Check in thành phố Djemila AlgeriaThành phố này trước đây được gọi là Cuicul. @twocroatsonajourney

 

Năm 1982, thành phố Djemila Algeria được UNESCO công nhận là Di sản thế giới nhờ sự thích nghi của kiến trúc La Mã với môi trường núi non. Các tòa nhà quan trọng ở Cuicul cổ đại bao gồm một nhà hát, đền thờ, vương cung thánh đường, đường phố và nhà ở. Các tàn tích được bảo tồn đặc biệt bao quanh một khu chợ La Mã của Harsh, một quảng trường lát đá lớn với lối vào được bắt đầu bởi cổng vòm Caracalla khổng lồ.

 

Tham quan thành phố Djemila AlgeriaThành phố này đã được UNESCO công nhận là Di sản của thế giới. @azmina___

 

Lịch sử của thành phố Djemila

Thành phố Djemila Algeria được thành lập bởi Hoàng đế La Mã Nerva Tarjan (53 sau Công nguyên - 117 sau Công nguyên) như một đơn vị đồn trú của quân đội La Mã vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên nhưng hồi đó nó có tên là Cuicul. Thành phố được xây dựng ở độ cao 900 mét, trên 1 cao nguyên hình tam giác hẹp. Do có con sông ở gần đó nên nhiệt độ của Djemila mát hơn so với một số nơi ở Algeria. 

 

Thành phố Djemila AlgeriaDjemila được thành lập bởi Hoàng đế La Mã Nerva Tarjan

 

Trong những năm đầu, thành phố là một trại quân sự và những cư dân đầu tiên của hầu hết là những người lính quân đoàn, được nhận đất từ ​​​​hoàng đế để phục vụ.

 

Sống ảo ở thành phố Djemila Algeria@twocroatsonajourney

 

Trong những thế kỷ tiếp theo, thành phố đã tích cực phát triển. Chính trong thời kỳ này, các tòa nhà đô thị chính đã xuất hiện gồm một diễn đàn, một giảng đường, nhà phố, nhà tắm, đền thờ. Vào giữa thế kỷ thứ 4, quân xâm lược đã chiếm đóng và sinh sống ở đây khoảng 100 năm. Cư dân dần bắt đầu rời khỏi thành phố do thiếu nước và đất đai màu mỡ do sa mạc mở rộng. Vì vậy, dần dần Djemila hoàn toàn chìm trong cát và bị quên lãng. Những cuộc khai quật đầu tiên ở đây diễn ra vào năm 1909. Kể từ đó, không ít đoàn thám hiểm khảo cổ đã đến thành phố. Các cổ vật có giá trị nhất hiện nay được trưng bày trong các bảo tàng của Algeria và Setif.

 

Khám phá ở thành phố Djemila Algeria@algerian.czech.couple

 

>>Xem thêm: Khám phá 'tiểu Thụy Sĩ' xinh đẹp tại thị trấn Ifrane Maroc

 

Cách di chuyển đến thành phố Djemila Algeria

Thành phố Djemila Algeria nằm cách thị trấn Setif tầm 60 km (khoảng một giờ lái xe). Từ đây, bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng để đến thành phố La Mã cổ đại này. Sân bay quốc tế gần nhất chỉ cách thành phố 20 phút (Sân bay Setif 8 MAI 1945). Nếu bạn thuê ô tô ở nhà ga sân bay thì quãng đường di chuyển đến Djemila sẽ chỉ hơn 1,5 tiếng đồng hồ. Bạn cũng có thể đi từ trung tâm Setif bằng xe buýt.

 

Sống ảo ở thành phố Djemila Algeria@the_magic_of_algeria

 

>>Xem thêm: Thị trấn Essaouira Maroc: điểm đến lãng mạn khó chối từ

 

Các địa danh nổi tiếng ở Djemila Algeria

Thành phố Djemila Algeria là nơi tập trung những kiến ​​trúc La Mã tiêu biểu như đền thờ La Mã, vương cung thánh đường, mái vòm, nhà rửa tội, hai diễn đàn và nhà hát nằm ngay bên ngoài tường thành với sức chứa 3.000 người.

Ngoài ra còn có hai con phố La Mã rải sỏi quanh thành phố là Cardo Maximus và Decumanus Maximus. Hầu hết Djemila đã từng được bao phủ bởi những bức tranh khảm, hiện được đặt tại bảo tàng cùng với phần còn lại của một số bức tượng cũ.

 

Địa danh nổi tiếng ở thành phố Djemila Algeria@matahat_al_djazair_tourism_

 

Cổng vòm Caracalla 

Cổng vòm Caracalla là lối vào thành phố Djemila Algeria với độ cao 12,5m và được xây dựng vào năm 216 để vinh danh Hoàng đế La Mã Caracalla. Cổng vòm đã bị người Pháp tháo dỡ vào năm 1839 và dự định chuyển đến Paris nhưng việc này chưa bao giờ được hoàn thành. Vào năm 1922, công trình được xây dựng lại ngay tại vị trí ban đầu. 

 

Cổng vòm Caracalla là địa danh nổi tiếng ở thành phố Djemila AlgeriaCổng vòm Caracalla. @the___backpack

 

Bảo tàng Djemila

Bảo tàng Djemila nằm ngay lối vào khu di tích được cho là nơi lưu giữ một trong những bộ sưu tập tranh khảm La Mã còn sót lại trên thế giới. Ngoài ra còn có những bức tượng quý hiếm được trưng bày, bảo vệ. Tất cả khảm trong bảo tàng đã từng trang trí các bức tường và tòa nhà xung quanh Cuicul và được tìm thấy trong quá trình khai quật diễn ra xung quanh khu vực từ năm 1909 đến 1957.

 

Bảo tàng Djemila là địa danh nổi tiếng ở thành phố Djemila AlgeriaBảo tàng Djemila

 

>>Xem thêm: Từ A - Z kinh nghiệm du lịch Maroc - viên ngọc quý của Bắc Phi

 

Những tàn tích La Mã ở Algeria
 

Tàn tích Tipasa

Trái ngược hoàn toàn với vùng đồng bằng cằn cỗi của Timgad, Tipasa là một khu định cư bên bờ biển với những tàn tích cổ xưa bên cạnh những bãi biển quyến rũ. Ban đầu nơi đây được sử dụng như một trạm giao dịch và thuộc địa quân sự của Đế chế La Mã nhưng cuối cùng Tipasa đã trở thành một thành phố nằm dưới sự cai trị của La Mã vào thế kỷ thứ 4. Với ít nhất ba vương cung thánh đường, thành phố cuối cùng đã bị san bằng bởi những kẻ phá hoại khiến nó trở thành đống đổ nát trong ít nhất 100 năm. Khoảng năm 530 sau Công nguyên, người Byzantine đã cố gắng tái tạo lại vùng đất này nhưng đến giữa những năm 700 thì Tipasa tiếp tục bị cướp phá bởi người Ả Rập. Giờ đây, những tàn tích La Mã cuối cùng của thành phố được UNESCO bảo vệ. 

 

Những tàn tích La Mã ở Algeria bên cạnh thành phố Djemila AlgeriaTàn tích Tipasa

 

Lăng Hoàng gia Mauretania

Lăng Hoàng gia Mauretania có thể không rộng lớn như những tàn tích La Mã khác ở Algeria nhưng nó cũng không kém phần quan trọng và hấp dẫn. Tượng đài nằm cuối con đường giữa và Cherchell. Mặt tiền và các cây cột bằng đá nhìn khá cũ kĩ và bị bào mòn nhiều do ngôi mộ khổng lồ này đã tồn tại từ năm 3 trước Công nguyên. Bên trong mộ chứa hài cốt của Vua Mauretania, Juba II cùng với vợ ông là Cleopatra Selene II của Ai Cập. Một số nhà sử học tin rằng ngôi mộ này là bản thiết kế mô phỏng của lăng mộ của Augustus, Hoàng đế La Mã đầu tiên.

 

Những tàn tích La Mã ở Algeria bên cạnh thành phố Djemila AlgeriaLăng Hoàng gia Mauretania

 

Tàn tích Madauros

Tàn tích La Mã của Madauros có thể đổ nát hơn những nơi khác nhưng chúng cũng đẹp không kém. Thị trấn đã trở thành thuộc địa ngay trước thế kỷ thứ 2. Trong khi nhiều tòa nhà nằm trong đống đổ nát sau các cuộc chinh phục của người Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 thì du khách có thể tìm thấy những hình ảnh mộc mạc của vương cung thánh đường, nhà hát, tượng và văn bia khắc chữ Latinh ở đây. Madauros không phải là địa điểm cổ đại lớn nhất và không có đặc điểm tự nhiên ngoạn mục như ở Tipasa nhưng nó vẫn có tầm quan trọng về văn hóa và là điểm tham quan tuyệt vời cho những người đam mê lịch sử.

 

Những tàn tích La Mã ở Algeria bên cạnh thành phố Djemila AlgeriaTàn tích Madauros

 

 

Tham quan các tàn tích ở thành phố Djemila Algeria sẽ là một trải nghiệm bổ ích, đem đến cái nhìn vô cùng chân thực về lịch sử cổ đại của Algeria

 

Hà My (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)