Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Bắc Phi

Bật mí những nét văn hóa Sudan siêu thú vị mà không phải ai cũng biết!

Thứ hai, 09/11/2020, 11:00 GMT+7

Không chỉ có những điểm đến hấp dẫn, con người nhiệt thành, thân thiện mà văn hóa Sudan cũng là một điểm quan trọng thu hút du khách đến với vùng đất này.

test

Sudan là một quốc gia có sự kết hợp giữa 578 nhóm dân tộc, giao tiếp bằng 145 ngôn ngữ khác nhau nên bản sắc văn hóa ở đây cũng vô cùng đa dạng và phong phú.

 

Văn hóa Sudan có gì đặc sắc?


1. Văn hóa tôn giáo

Hồi giáo là tôn giáo của đại đa số người dân Sudan và cũng là tôn giáo chính ở phía Bắc Sudan, trong khi đó, ở phía Nam thì người ta lại chỉ theo Cơ đốc giáo và tín ngưỡng những vật linh truyền thống. Chính vì vậy đã tạo nên một nền văn hóa tôn giáo đa dạng cho Sudan.

 

2. Văn hóa trang phục

Trang phục truyền thống hay trang phục phương Tây đều được ưa chuộng tại Sudan, song người dân vẫn khá thích mặc trang phục truyền thống vì nó thể hiện được tinh thần dân tộc và bản sắc văn hóa ấn tượng của dân tộc họ.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Sudan là thobe hoặc thawb (phát âm là tobe) là một loại vải dài màu trắng hoặc có nhiều màu sắc khác nhau khá đẹp mắt. Người phụ nữ thường chúng để quấn quanh quần áo bên trong và che đầu, tóc của họ.

 

trang phục cho nữ -  nét văn hóa Sudan siêu thú vịTrang phục của nữ khá bắt mắt (Ảnh @jenanmatari)

 

Những cô gái bắt đầu ở tuổi 12 đã phải mặc trang phục này trong bất cứ sự kiện nào như: đi thăm bạn bè, đi mua sắm hoặc thậm chí là ở đám cưới. Chính vì vậy trong ngày cưới, chú rể sẽ phải mang theo trang phục truyền thống này cho cô dâu để mặc bất kỳ lúc nào cần thiết – một nét văn hóa Sudan khá độc đáo mà hiếm nơi nào có.

Còn trang phục truyền thống của nam giới Sudan được gọi là jallabiya (áo choàng dài rộng, không tay) và sarwal (quần rộng, dài đến mắt cá chân), đi kèm với immah (một chiếc khăn xếp lớn và một chiếc khăn quàng cổ). Lễ phục này có thể có màu trắng, cũng có thể là màu sọc và làm bằng chất liệu có độ dày khác nhau, tùy thuộc vào mùa trong năm và sở thích của mỗi cá nhân.

 

trang phục cho nam - nét văn hóa Sudan siêu thú vị Quần áo của nam đơn giản nhưng không kém phần tinh tế (Ảnh @de_dazzlingstore)

 

Không giống như phụ nữ, đàn ông thấy nó quá phức tạp nên thường không thích mặc hàng ngày mà chỉ mặc trong các sự kiện đặc biệt như Eid, ngày cưới và các lễ kỷ niệm quan trọng khác. Bởi vậy, nếu đến đây hãy một lần mặc thử loại trang phục này để cảm nhận sự thú vị trong văn hóa Sudan nhé.

 

3. Văn hóa ẩm thực

Ẩm thực Sudan cũng đa dạng như địa lý và cộng đồng dân tộc ở đây vậy. Tuy nhiên lương thực chính của người dân vẫn là ngô và lúa mì. Bạn có thể dễ dàng gặp các món ăn được chế biến từ nguyên liệu này trên bàn ăn của người Sudan như: bánh mì Kisra hay cháo…

 

bánh mì Kisra - văn hóa Sudan về ẩm thực thú vịBánh mì là đồ ăn chính của người dân

 

Bên cạnh đó, súp cũng là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của Sudan. Món súp phổ biến thường được làm từ móng guốc của gia súc hoặc cừu, đồng thời thêm các nguyên liệu như bơ đậu phộng, hành khô, rau và gia vị đặc trưng của Sudan.

Ngoài ra, sữa cũng là một nền tảng cho hầu hết chế độ ăn uống của người dân ở đây, vì nó cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả. Trong khi đó, đồ uống phổ biến lại là nước ép trái cây và trà thảo mộc để bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể. Có thể nói, nền ẩm thực rất khoa học đã tạo nên một điếm nhấn khá ấn tượng cho văn hóa Sudan.

 

nước ép hoa quả -  văn hóa Sudan về ẩm thực thú vị Đò uống trái cây tốt cho sức khỏe

 

  GỢI Ý TOUR DU LỊCH HY LẠP KHUYẾN MÃI

 

4.  Văn hóa âm nhạc

Trải qua những bất ổn và đàn áp kinh niên trong một thời điểm khá dài đã tạo cho Sudan một nền văn hóa âm nhạc cực kỳ phong phú và độc đáo. Bởi khi xâm chiếm, quân đội châu Âu đã đưa các nhạc cụ, các phong cách mới và các ban nhạc quân sự, tiêu biểu là đội kèn túi Scotland vào để biến âm nhạc truyền thống ở phía Nam trở thành nhạc hành quân của quân đội.

Trong khi đó, ở phía Bắc Sudan thì người dân lại nghe loại hình âm nhạc được gọi là Aldlayib sử dụng Tambur – một loại đàn có năm dây và được làm từ gỗ. Khi biểu diễn, âm nhạc của đàn sẽ kèm theo tiếng vỗ tay của con người và các nghệ sĩ hát, tạo thành một sự pha trộn hoàn hảo, mang lại một nét văn hóa đặc sắc của Sudan.

 

âm nhạc - văn hóa Sudan độc đáoÂm nhạc không cầu kỳ những rất sôi động (Ảnh @thesoundsofsuda)

 

5. Văn hóa văn học

Giống như bao quốc gia khác trên thế giới, Sudan cũng có một kho tàng văn học truyền miệng khá phong phú với những câu chuyện thần thoại và câu chuyện tôn giáo dựa trên ma thuật, sự mê tín và các khung cảnh huyền ảo.

Văn học hiện đại thì xuất hiện vào khoảng thế kỷ 16 và 17, tập trung phản ánh chủ nghĩa hiện thực xã hội và chủ yếu được viết bằng tiếng Ả Rập, tuy nhiên vẫn có một số ít được viết bằng ngôn ngữ địa phương như ngôn ngữ Fur.

Đặc biệt nhất trong văn hóa văn học ở Sudan là từ 700 năm trước Công nguyên đã có một số tác phẩm được viết bằng tay theo kịch bản Meroitic. Đây là thứ mà chắc chắn không phải đất nước nào cũng có đâu nhé.

 

6. Văn hóa điện ảnh và nhiếp ảnh 

Các rạp chiếu phim của Sudan bắt đầu với điện ảnh bởi sự hiện diện của thực dân Anh trong thế kỷ 20 đầu. Sau khi độc lập năm 1956, một truyền thống làm phim tài liệu mạnh mẽ đã được thiết lập, nhưng áp lực tài chính và những ràng buộc nghiêm trọng do chính phủ Hồi giáo áp đặt đã dẫn đến sự suy giảm của việc làm phim từ những năm 1990 trở đi.

Mãi cho đến những năm 2010, việc làm phim mới có sự hồi sinh đáng kể và thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng đối với các chương trình và liên hoan phim. Mặc dù nó chỉ giới hạn ở Khartoum nhưng cũng đánh dấu một sự phát triển quan trọng trong nền văn hóa Sudan.

 

điện ảnh - văn hóa Sudan ấn tượngĐiện ảnh đang ngày một được chú trọng nhiều hơn (Ảnh @aimfilmfes)

 

Nhiếp ảnh ở Sudan đã có từ những năm 1880 và thời kỳ Anh-Ai Cập cai trị. Nó đống vai trò rất quan trọng đối với các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, cũng như đối với các nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Bởi vậy đã dẫn đến việc sử dụng ảnh và tài liệu nhiếp ảnh rộng rãi hơn ở Sudan trong thế kỷ 20 và cho đến tận ngày nay.

 

7. Văn hóa thể thao 

Bóng rổ ở Sudan phát triển mạnh trong những năm 1960, 1970 và đội tuyển bóng rổ quốc gia của họ luôn đứng trong số các đội hàng đầu của châu lục. Tuy nhiên, ngày nay, do không được đầu tư phát triển nên nó chỉ là một lực lượng nhỏ.

Còn bóng đá Sudan thì có lịch sử khá lâu đời, đây cũng một trong bốn quốc gia châu Phi hình thành nên bóng đá châu Phi. Sudan từng đăng cai Cúp các quốc gia châu Phi đầu tiên vào năm 1956 và giành Cúp các quốc gia châu Phi một lần vào năm 1970. Thậm chí, đội tuyển bóng đá quốc gia Sudan còn được tham gia Thế vận hội Olympic 1972 tại Munich. Qua đó, củng cố hơn nữa bản sắc văn hóa độc đáo của Sudan trong dòng chảy của nhân loại.

Có thể nói, đâu chỉ có những công trình kiến trúc hay những điểm du lịch đặc sắc, văn hóa Sudan cũng rất thú vị để bạn khám phá đấy nhé.

 

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC