Đình Mỹ Phước Long Xuyên tọa lạc ngay giữa phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên là một trong những điểm tham quan lịch sử và văn hóa đầy sức hút của miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Với kiến trúc đặc trưng của các công trình đình chùa Việt Nam, Đình Mỹ Phước Long Xuyên là biểu tượng của sự tôn nghiêm và truyền thống tâm linh lâu đời của dân tộc.
Đình được xây dựng từ thế kỷ 19, mang trong mình những câu chuyện lịch sử và truyền thống đậm đà. Nơi đây không chỉ là nơi thờ phụng các vị thần linh mà còn là trung tâm của các hoạt động tôn giáo, văn hóa và xã hội của cộng đồng dân cư địa phương.
>>Xem thêm: Về Vàm Nao An Giang mùa nước nổi, thưởng thức vẻ đẹp sông nước hữu tình |
Xây dựng từ năm 1836, Đình Mỹ Phước ban đầu chỉ là một ngôi đình đơn sơ được làm bằng tre và lá. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đình này đã được trùng tu nhiều lần và đến năm 1889, nó được xây dựng lại bằng gạch ngói với quy mô như ngày nay. Mặc dù đã trải qua nhiều lần sửa chữa nhưng đình vẫn giữ được phong cách kiến trúc đặc trưng của triều Nguyễn.
Cổng chính được xây dựng theo kiểu "Tam Quan", trên đó có ba chữ "Mỹ Phước Đình", hai bên là hai con lân được làm bằng đất nung tráng men màu xanh ngọc bích. Bước qua cổng "Tam Quan", bạn sẽ thấy miếu Sơn Quân và miếu Hội Đồng ở hai bên. Tiếp theo là một khoảng sân rộng lớn lát bằng gạch đỏ tươi. Tại đây, có một cây mai hai màu vàng trắng nở hoa rực rỡ vào dịp Tết Nguyên Đán.
Ngôi đình chính có chiều dài 37m, chiều rộng 16,5m (tổng diện tích 610,5m2) với màu vàng tươi là màu chủ đạo. Nóc chính của điện có hai con rồng uốn khúc, tượng trưng cho sức mạnh của triều Nguyễn. Nóc võ ca có hai con phụng và Bát Tiên. Ngoài ra, phần mái được lợp bằng ngói âm dương, có ba tầng và mười hai mái, được trang trí với các hình tượng cá hóa rồng, nhật nguyệt, hình người... được làm từ khảm mảnh gốm sứ, mang nét đẹp dân gian sặc sỡ.
Bên trong, nội thất được trang trí hài hòa giữa các vật thờ và màu sắc, tạo nên sự trang trọng và tôn kính. Các bộ bao lam, các bức hoành phi, thành vọng, liễn đối, khánh thờ thần,... được chạm khắc tỉ mỉ và tinh xảo. Mỗi bức chạm đều có những hoa văn đặc trưng của Nam Bộ như cành hoa, chim, lá với đường nét sắc sảo và màu sơn vàng rực rỡ, thể hiện trình độ nghệ thuật cao của những nghệ nhân xưa.
Gian chính có bàn thờ thần Thành Hoàng Làng là Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), một tướng lĩnh của chúa Nguyễn Phúc Chu, người có công khai phá vùng đất này. Võ qui (trung điện) có bàn thờ 18 vị vua Hùng và bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai bên gian chính là các bàn thờ: Tả Ban, Hữu Ban, Đông Hiến, Tây Hiến, Tiền Hiền, Hậu Hiền,...
Đình Mỹ Phước Long Xuyên lưu giữ nhiều hiện vật quý giá như: sắc phong thần của vua Tự Đức năm 1852, hoành phi, câu đối, cặp hạc cưỡi quy cao 150cm,...Vào ngày 26/6/1995, Đình Mỹ Phước đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin (nay là Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch) xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
>>Xem thêm: Bỏ túi những kinh nghiệm du lịch miền Tây chuẩn không cần chỉnh |
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được xây dựng trên cù lao Ông Hồ, một trong 23 di tích Việt Nam được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2012. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng những hiện vật liên quan đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng và lắng nghe những câu chuyện về cuộc đời và đóng góp lớn của ông trong cách mạng dân tộc. Trải nghiệm du lịch Long Xuyên, An Giang tại địa điểm này sẽ khiến chúng ta cảm thấy tự hào về các thế hệ tiền bối cũng như lịch sử vĩ đại của dân tộc.
Chùa Quảng Tế trước đây còn được biết đến với tên gọi là Chùa Minh Sư. Khuôn viên của chùa khá nhỏ, chủ yếu là nơi các tín đồ thực hiện các hoạt động tâm linh. Mặc dù không có sự nổi tiếng hay quy mô lớn như một số ngôi chùa khác ở An Giang nhưng Chùa Quảng Tế vẫn có sức hút riêng của mình.
Khi thăm thành phố Long Xuyên, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm chùa này để tận hưởng không gian yên bình, giải tỏa bản thân khỏi những áp lực và lo toan của cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, vào những ngày rằm và mùng 1, chùa thường tổ chức các nghi lễ cúng, bạn có thể mang theo đồ lễ để tham gia và thắp hương tại đây.
Không ai biết chính xác từ khi nào Chợ nổi Long Xuyên đã tồn tại, vì hàng đời người dân đã coi chợ này như một phần không thể thiếu của cuộc sống, ít ai quan tâm đến việc tìm hiểu về lịch sử của nó. Trong thời kỳ giao thông chưa được phát triển, người dân thường giao thương trên sông. Những chiếc ghe nhỏ là phương tiện di chuyển và buôn bán trên sông trở thành cách mưu sinh của nhiều gia đình. Ngày nay, dù giao thông đã phát triển và hoàn thiện hơn, nhưng Chợ nổi Long Xuyên vẫn được người dân duy trì như một biểu tượng văn hóa độc đáo của vùng đất sông nước.
Chợ nổi Long Xuyên bắt đầu từ phà Ô Môi, kéo dài dọc bờ sông Hậu khoảng 2km. Để tham quan chợ, bạn nên dậy sớm, khoảng từ 5h đến 6h sáng là thời điểm chợ sôi động nhất. Bạn có thể thuê một chiếc ghe máy để tham quan chợ nổi, thưởng thức bữa sáng trên sông và khám phá cuộc sống bình dị nhưng đầy màu sắc của người dân An Giang.
Trên đoạn đường ra hồ Tà Pạ, du khách có thể dừng lại và chụp ảnh sống ảo cùng cây Thốt Nốt Trái Tim. Cụm cây này có thân và tán lá tạo hình trái tim tự nhiên, là điểm đến được các tín đồ cuồng chân yêu thích và thường tìm đến để chụp ảnh. Với phong cảnh hồ nước mênh mông và cánh đồng lúa vàng rực, địa điểm này luôn thu hút sự quan tâm của các tín đồ vi vu An Giang. Giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với trời xanh, mây trắng và ruộng đồng mênh mông, cây Thốt Nốt Trái Tim trở thành điểm check-in ấn tượng cho du khách khi thăm An Giang.
>>Xem thêm: '1001' kiểu check in tại cây thốt nốt trái tim An Giang |
Miếu Bà chúa Xứ được coi là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của An Giang. Nằm đối diện hai bên của Miếu Bà là hai công trình kiến trúc khác, gồm lăng Thoại Ngọc Hầu (Sơn lăng) và di tích Tây An cổ tự (chùa Tây An). Ba công trình này cùng tạo nên một bộ ba điểm tham quan hấp dẫn nhất thành phố Châu Đốc, nằm dưới chân núi Sam. Do đó, khi có dịp du lịch Miền Tây và thăm vùng đất An Giang, bạn nên khám phá trọn vẹn ba điểm này.
Chùa Tây An đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và còn lập kỷ lục ở Việt Nam là ngôi chùa đầu tiên kết hợp phong cách kiến trúc cổ dân tộc và nghệ thuật Ấn Độ. Tọa lạc trên nền đất cao, rộng lớn và được tựa lưng vào núi Sam vững chãi phía sau, chùa Tây An là một công trình kiến trúc đẹp mắt với sự hài hòa của cảnh quan xung quanh với nhiều cây cảnh và hoa kiểng.
Núi Cô Tô - một trong những ngọn núi có tầm nhìn đẹp nhất tại Việt Nam. Từ đỉnh Cô Tô, du khách có thể thấy toàn bộ vẻ đẹp tuyệt vời của vùng đất “sơn kỳ thuỷ tú”, cảm giác như mọi lo âu đều tan biến vào làn gió. Điểm "sống ảo" đầu tiên mà du khách không thể bỏ qua trên núi Cô Tô chính là Vồ Hội Lớn và Vồ Hội Nhỏ. Từ đây, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh đồng Tà Pạ - nơi được coi là ruộng bậc thang độc đáo nhất ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long với cánh đồng lúa vàng rộn ràng trải dài, nền núi xanh thẳm như thiên đường. Cánh đồng này còn được biết đến là một trong những điểm ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp nhất ở An Giang.
Rừng Tràm Trà Sư tiếp tục là một điểm đến nổi tiếng không thể bỏ qua khi du lịch An Giang. Không chỉ thu hút những người "đam mê chân trần" tới để thám hiểm và chụp ảnh, khu rừng ngập nước này còn được biết đến qua nhiều bài viết trên các tờ báo uy tín với vẻ đẹp tự nhiên độc đáo. Đây là nơi có khung cảnh thiên nhiên phong phú "độc nhất vô nhị". Rừng Tràm Trà Sư cũng là khu rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Khi đến Rừng Tràm Trà Sư, du khách không thể bỏ qua trải nghiệm tắc ráng (hay vỏ lãi - một phương tiện thường dùng trong cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương) đi qua các cánh rừng tràm ngập nước, trượt qua lớp bèo xanh mịn và ngắm nhìn đàn cò trở về tổ trong buổi chiều tà. Nếu bạn đến vào buổi sáng sớm, bạn cũng có thể ngắm bình minh rực rỡ trên đỉnh rừng tràm.
Ngoài trải nghiệm tắc ráng và chụp ảnh trên các cầu tre giữa rừng, "thành phố chim bồ câu" và nhà nghỉ Trống - Mái cũng là những điểm sống ảo lý tưởng mà du khách không thể bỏ qua khi đến Rừng Tràm Trà Sư. Đặc biệt, từ đài quan sát cao 30m tại khu du lịch, bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh vật rừng tràm mênh mông bằng kính viễn vọng.
>>Xem thêm: Gợi ý chùm tour du lịch Miền Tây giá tốt |
Đình Mỹ Phước Long Xuyên là một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của thành phố Long Xuyên, An Giang, đồng thời mang lại cho du khách những trải nghiệm tâm linh đầy ý nghĩa và thú vị.
Hà My (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet