Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Bhutan

Đến Bhutan, đi tìm bình yên tại ni viện Kila Gompa

Thứ hai, 13/02/2023, 16:21 GMT+7

Ni viện Kila Gompa hay Chele la Gompa là nơi tụ tập của vài chục nữ tu, nằm cách xa sự hối hả và nhộn nhịp của thị trấn trên vách đá bên dưới đèo Chele Bhutan ở độ cao khoảng 3.500m.

test

Đôi nét về ni viện Kila Gompa Bhutan 

Ni viện Kila Gompa nằm bên dưới đèo Chelela, trên đoạn đường đến thung lũng Haa, cách Bongdey, Paro khoảng 27km. Hành trình đến ni viện này, du khách sẽ được khám phá cuộc sống của các nữ tu (phụ nữ và trẻ em gái theo đuổi các hoạt động tôn giáo). Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng khung cảnh toàn vẹn của thung lũng Paro, núi Jhomolhari và núi Jichu Drake vào những ngày đẹp trời. 

 

Ni viện Kila Gompa BhutanNi viện Kila Gompa Bhutan. @wherenxtj

 

Ni viện Kila Gompa có tổng cộng khoảng 7 ngôi nhỏ và 1 số túp lều được xây dựng bên vách của 1 vách đá dựng đứng. Tại đây có khoảng từ 30 - 70 nữ tu sống trong sự cô lập tự nguyện. Tới đây, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến cuộc sống của họ vô cùng thanh thản, giản dị, hòa hợp với thiên nhiên. 

 

Các ngôi nhà gỗ ở ni viện Kila Gompa BhutanCác ngôi nhà gỗ bám chặt vào vách đá. @kerrytolson_author

 

Ý nghĩa tiếng Phạn của "Kila" là tiêu diệt những điều tiêu cực. Việc bạn đến thăm ngôi chùa này và hiểu biết thêm về lối sống của các nữ tu sống ở đây sẽ mang lại sự thay đổi tốt đẹp và năng lượng tích cực trong cuộc sống. 

 

Các nữ tu ở ni viện Kila Gompa BhutanCác nữ tu sinh sống ở ni viện. @osudovybhutan

 

Lịch sử và sự thật thú vị của ni viện Kila Goemba

Ni viện Kila Goemba ban đầu được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 9 bởi Drupthob Chhoeje Norbu và Drupthob Temba như một địa điểm thiền định. Sau khi bị 1 trận hỏa hoạn thiêu rụi thì nới đây được xây dựng lại bởi Je Khenpo thứ 25, Sherub Gyeltshen. Hiện nay, ni viện là mái ấm của hơn 60 nữ tu tuổi từ 15 đến 25. Một số trong số họ là trẻ mồ côi nhưng một số đã từ bỏ của cải vật chất để đạt được sự bình an trong tinh thần. Từ xa xưa, Kila Goemba đã là một địa điểm thiền định linh thiêng cho nhiều vị thánh nổi tiếng, trong đó có Drupthob Chilkarwa, một học trò của Pelden Drukpa thuộc giáo phái Kagyupa.

 

Ni viện Kila Gompa BhutanNi viện được thành lập vào thế kỷ thứ 9. @shonali.madapa

 

Làm thế nào để tiếp cận Kila Goemba?

Trước tiên, bạn cần lái xe đến đèo Chele La từ Paro để tới ni viện với thời gian di chuyển khoảng 2 giờ lái xe từ Paro tới đèo. Từ đèo Chele La bạn sẽ đi bộ để tới được Kila Goemba. Thời gian cho hành trình đi bộ đó mất khoảng 1 - 2 tiếng tùy theo tốc độ. 

 

Đi bộ đến ni viện Kila Gompa BhutanCon đường đi bộ đến Kila Gompa

 

Thời gian tốt nhất để thăm ni viện Kila Gompa

Bạn có thể tới thăm ni viện Kila Gompa vào bất cứ thời điểm nào trong năm trừ những ngày có gió mùa. Ni viện thường sẽ mở cửa từ 9h sáng và đóng cửa khoảng 5 giờ chiều. Bầu không khí yên tĩnh và là nơi diễn ra ​​​​cuộc sống hàng ngày của các nữ tu ở đây làm cho Kila Gompa trở thành một địa điểm du lịch đầy hứa hẹn cho du khách khi tới Bhutan. 

 

Các nữ tu ở ni viện Kila Gompa Bhutan@osudovybhutan

 

>>Xem thêm: Pháo đài Zuri Dzong Bhutan: điểm du lịch hàng đầu thung lũng Paro

 

Những trải nghiệm tuyệt vời ở Ni viện Kila Gompa Bhutan
 

Đèo Chelela

Đèo ô tô cao nhất ở Bhutan nằm ngay phía trên Nunnerey, có tên gọi là đèo Chelela nằm ở độ cao 3998 mét so với mực nước biển, chia thung lũng Paro và thung lũng Haa. Người dân địa phương thường tới đây để treo cờ nguyện và ngắm cảnh đẹp. Từ ngọn đèo, du khách sẽ thu được vào tầm mắt mình dãy núi Himalaya Jichu Drake và núi Jomulhari. Để tới được ni viện Kila Gompa thì du khách nhất định phải đi qua đèo này. 

 

Chinh phục đèo Chelela là trải nghiệm tuyệt vời ở Ni viện Kila Gompa BhutanĐèo Chelela. @pemadyangkey

 

Đi bộ đến Kila Goemba

Ni viện Kila Goemba là ngôi nhà thanh bình của các nữ tu Phật giáo, những người đã cống hiến cuộc đời mình cho tâm linh. Ni viện nằm cách đèo Chele La Pass khoảng 1 - 2 giờ đi bộ. Bạn sẽ phải đi qua những con đường mòn xuyên rừng rậm rạp để tới được ni viện. Sau khi đi bộ qua những khu rừng đầy mê hoặc, bạn sẽ thấy được ni viện. Từ đây sẽ mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về cuộc sống giản dị và khung canh đầy thơ mộng của thung lũng Paro, núi Chomolhari và núi Jichu Drake. 

Nếu bạn muốn trải nghiệm cuộc sống đơn giản trong khi đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên đẹp và đi bộ xuyên qua khu vực rừng rậm thì Kila Goemba là một điểm đến lý tưởng ở Paro.

 

Đi bộ là trải nghiệm tuyệt vời ở Ni viện Kila Gompa BhutanĐi bộ đến ni viện

 

Xem chim trong mùa hè

Nhiều người yêu thích các loài chim thường sẽ đến ni viện Kila Gompa từ sáng sớm để ngắm chúng. Tại đây, bạn có thể thấy được những loài chim như: Chim trĩ Himalaya đầy màu sắc, gà lôi máu, gà lôi Kalij và một số loài chim khác. 

 

Xem chim là trải nghiệm tuyệt vời ở Ni viện Kila Gompa BhutanChim trĩ Himalaya
 
>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Bhutan tự túc từ A - Z

 

Những điểm tham quan gần ni viện Kila Gompa
 

Taktsang (Tu viện Tiger's Nest)

Tu viện Taktsang là địa danh mang tính biểu tượng nhất của Bhutan. Đây là một ngôi đền và tu viện được tôn kính, xây dựng vào năm 1692 và nằm ở độ cao 3120 mét so với mực nước biển. Du khách chỉ có thể đến tu viện bằng cách đi bộ qua những con đường gồ ghề. Một chuyến viếng thăm tu viện Tiger's Nest thường là một trải nghiệm khó quên và độc đáo bởi nơi đây được coi là một trong những địa điểm linh thiêng nhất ở Bhutan để bày tỏ lòng kính trọng đối với Guru Padmasambhava (hay còn gọi là Guru Rinpoche), người đã mang Phật giáo đến Bhutan. 

 

Tu viện Tiger's Nest là điểm tham quan gần ni viện Kila GompaTu viện Tiger's Nest. @Denkars Getaway

 

Drukgyel Dzong

Drukgyel Dzong được xây dựng vào năm 1649 để tôn vinh chiến thắng của Bhutan trước các lực lượng quân sự kết hợp từ Tây Tạng và Mông Cổ. Pháo đài cổ đóng vai trò là căn cứ phòng thủ quan trọng trong khu vực và là nơi lưu giữ các tài liệu thiêng liêng cho đến năm 1951 khi nó gần như bị hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn. Công việc tái thiết bắt đầu vào tháng 4 năm 2016 sau lệnh của Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck để chào mừng ngày sinh của Hoàng tử Jigme Namgyel Wangchuck. Những tàn tích hiện có và cấu trúc phòng thủ ban đầu của Drukgyel Dzong được bảo tồn và bảo vệ tốt. Di tích cổ Drukgyel Dzong hiện là một địa điểm khảo cổ nổi tiếng ở Bhutan. Cấu trúc ấn tượng này thậm chí còn được đăng trên tạp chí National Geographic vào năm 1914.

 

Drukgyel Dzong là điểm tham quan gần ni viện Kila GompaDrukgyel Dzong

 

Paro Rinpung Dzong

Rinpung Dzong hay Paro Dzong là một trong những ví dụ điển hình nhất về kiến ​​trúc truyền thống ở Bhutan. Rinpung Dzong được xây dựng vào năm 1645 bởi Zhabdrung Ngawang Namgayal. Hiện nay Dzong này đang chứa văn phòng hành chính và cũng là một trung tâm tôn giáo cho các nhà sư ở quận Paro. Do được xây dựng ngay rìa của một sườn đồi nên đứng từ đây bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh ngoạn mục của thung lũng Paro và sông Paro-Chu. Bên dưới Dzong là cây cầu gỗ truyền thống có tên là Nyamai Zam.

 

Paro Rinpung Dzong là điểm tham quan gần ni viện Kila GompaParo Rinpung Dzong

 

Bảo tàng Quốc gia Bhutan, Ta Dzong

Bảo tàng Quốc gia Bhutan nằm trên ngọn đồi phía sau Rinpung Dzong. Ban đầu nó được xây dựng vào năm 1649 để làm tháp canh cho Rinpung Dzong. Đây là một nơi lý tưởng cho những du khách quan tâm đến việc tìm hiểu thêm thông tin về đất nước Bhutan. Bảo tàng có bảy tầng, mỗi tầng kể lại một câu chuyện độc đáo từ quá khứ. Nơi đây hiện đang lưu giữ những đồ tạo tác quan trọng, đồ cổ và đồ vật quý giá, từ những bức tranh cuộn cổ và hiện đại (Thangka), những chiếc bình bằng đất, đồng có niên đại từ thế kỷ 17 đến nhiều loại kiếm. Ngoài ra còn có các cuộc triển lãm đồ vật, đồ tạo tác liên quan đến côn trùng, động vật của Bhutan, kho vũ khí và vũ khí cổ đại cũng như các nông cụ.

 

Bảo tàng Quốc gia Bhutan là điểm tham quan gần ni viện Kila GompaBảo tàng Quốc gia Bhutan

 

 

Ni viện Kila Gompa là 1 điểm du lịch tâm linh phổ biến ở Bhutan. Đến đây bạn sẽ cảm nhận được một nhịp sống chậm rãi, bình yên cùng không gian vô cùng trong lành, thanh tịnh. 

 

Hà My (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)