Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Sài Gòn

Lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn - ngôi đền cổ thu hút du khách hiện nay 

Thứ hai, 19/06/2023, 13:12 GMT+7

Lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn là địa điểm thu hút du khách tham quan với kiến trúc cổ xưa. Ghé thăm địa điểm linh thiêng này du khách còn được cầu bình an và may mắn tại lăng Ông Bà Chiểu, trở thành điểm đến thu hút du khách hàng đầu hiện nay khi du lịch Sài Gòn.

test

Địa chỉ lăng Ông Bà Chiểu ở đâu Sài Gòn? 

Lăng Ông Bà Chiểu toạ lạc ở cạnh chợ Bà Chiểu, thuộc số 1 đường Vũ Tùng, thuộc phường 3, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Đây là công trình văn hoá lớn nhất tại Sài Gòn thờ Tả quân Lê Văn Duyệt. Sở dĩ được gọi là lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn, là vì tránh gọi theo tên phạm huý và lăng có có vị trí gần chợ Bà Chiểu. 

- Địa chỉ: Số 1 đường Vũ Tùng, Phường 3, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

- Thời gian mở cửa: 7h - 17h tất cả các ngày trong tuần.
 

lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn thu hút du khách tham quanLăng Ông Bà Chiểu thu hút du khách tham quan khi tới Sài Gòn. Ảnh: vntrip

Cách di chuyển tới lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn 

Để tham quan lăng Ông Bà Chiểu du khách cần di chuyển bằng máy bay, xe khách hay xe máy tới TPHCM. Sau đó đi xe ôm, taxi hoặc phương tiện công cộng để tới lăng. 

- Xe bus: Nếu đi bằng xe bus có tuyến số 08, 18, 24, 51, 54, 55 và 104. Các trạm dừng xe bus gần nhất để di chuyển tới lăng là: Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu khoảng 4 phút đi bộ hoặc điểm dừng UBND quận Bình Thạnh khoảng 3 phút. 

- Xe tự lái: Từ trung tâm Quận 1 di chuyển tới lăng Ông Bà Chiểu bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể đi theo tuyến đường Lê Văn Duyệt khoảng 10 phút là tới.
 

cách di chuyển tới lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn  Cách di chuyển tới lăng Ông Bà Chiểu. Ảnh: google maps

 

Lịch sử về lăng Ông Bà Chiểu 

Lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn là quần thể khu đền và ngôi mộ của Lê Văn Duyệt và vợ. Đây là vị tướng tài ba đã có những công lao to lớn đối với nhà Nguyễn. Dưới thời vua Minh Mạng xảy ra nhiều biến loạn lạc, khiến Lê Văn Duyệt bị phạm bị buộc tội oan. Sau ông mất vua đã cho san mộ và dựng bia đá có nội dung là hoạn quan chịu tội. Tới thời vua Thiệu Trịnh tội của ông được giải oan và dẹp bỏ bia đá. 

Năm 1848 lăng mộ Ông Bà Chiểu được xây dựng hoàn thành. Tới năm 1914 lễ cúng tế tại lăng được tổ chức hàng năm và trùng tù nhiều lần. Tới năm 1989 lăng được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
 

lịch sử lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn  Lăng Ông Bà Chiểu có từ lâu đời ở Sài Gòn. Ảnh: digiticket

 

Tham quan lăng Ông Bà Chiều Sài Gòn có gì? 

Tham quan lăng Ông Bà Chiểu ở TPHCM du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, cầu may mắn, chụp hình sống ảo và tham gia lễ hội đặc sắc.  


Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo 

Lăng Ông Bà Chiểu được xây dựng trên khu đất rộng lớn với diện tích 18.500m2. Toàn bộ lăng bao quanh dài 500m và cao 1,2m, gồm có 4 cổng nhìn ra 4 hướng. Cổng Tam quan quay về hướng Nam và nhìn ra đường Vũ Tùng. Từ cổng Tam quan di chuyển qua vườn cảnh sẽ tới được lăng chính gồm có 3 phần: Miếu thờ, mộ tả quân và vợ cùng với nhà bia.
 

Kiến trúc lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn  Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của lăng Ông Bà Chiểu. Ảnh: ivivu


- Nhà bia: Là nơi đặt bia đá về công ơn của tả quân. Đây là ngôi điện nhỏ được lợp bằng ngói âm dương và lát gạch. Trước bia đá có hình đôi hạc vàng cưỡi rùa. 

- Lăng mộ: Gồm có 2 ngôi mộ của Tả quân và vợ. Xung quanh mộ là bức tường bằng đá ong và thông ra sân đất. 

- Miếu thờ: Điểm dừng chân tiếp theo khi tới lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn đó là miếu thờ. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân thờ tướng Lê Văn Duyệt. Miếu được chạm khắc đá, khắc gỗ cùng với khảm sành sứ vô cùng tinh xảo. Miếu gồm có: Tiền điện, trung điện và chính điện.
 

Kiến trúc lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn  Lăng Ông Bà Chiểu thu hút du khách tham quan với kiến trúc đẹp. Ảnh: vinpearl

Kiến trúc lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn  Kiến trúc bên trong của lăng Ông Bà Chiểu. Ảnh: baolaodong


Tục xin xăm ở lăng Ông Bà Chiểu

Điều thú vị thu hút du khách khi tới lăng Ông Bà Chiểu đó là tục xin xăm. Mục đích của xin xăm Tả quân là cầu xin về bệnh tật tai khỏi, sức khoẻ tốt hay còn được gọi là xăm thuốc. Bất kỳ du khách nào khi tới lăng ông Bà Chiểu cũng đều muốn xin xăm.
 

Thủ tục xin xăm ở lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn  Tục xin xăm tại lăng Ông Bà Chiểu. Ảnh: vinpearl


Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu

Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu được tổ chức vào ngày 29 và 30/7, ngày 1 đến 2/8 Âm lịch hàng năm. Lễ hội thu hút du khách với những hoạt động văn hoá đặc sắc và cầu may mắn, bình an, sức khoẻ. Lễ hội rất đông đúc và thu hút du khách gần xa khi tới Sài Gòn vào khoảng tháng 7 - 8.
 

Lễ hội ở lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn  Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu thu hút du khách. Ảnh: digiticket


Check-in sống ảo tuyệt đẹp 

Khám phá lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn du khách còn được sống ảo những bức hình tuyệt đẹp. Trang phục phù hợp nhất là áo dài truyền thống và bạn chỉ cần chuẩn bị chiếc điện thoại hoặc máy ảnh. Có thể tham khảo những góc chụp đẹp tại lăng như: Cổng Tam quan hay khu bức long mã phụ đồ…
 

sống ảo ở lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn  Check-in sống ảo ở lăng Ông Bà Chiểu. Ảnh: @phucle1204.

sống ảo ở lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn  Rất nhiều góc sống ảo đẹp ở lăng Ông Bà Chiểu. Ảnh: @nguyennhatlinh24.

 

>>Xem thêm: Gợi ý chùm tour Sài Gòn giá tốt 


Những lưu ý khi tham quan lăng Ông Bà Chiểu

Ghé thăm lăng Ông Bà Chiểu TPHCM bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây: 

- Nên chuẩn bị đồ cúng trước, không cần quá phức tạp và chỉ cần đơn giản để thể hiện lòng thành. 

- Chọn trang phục kín đáo, lịch sự và có màu sắc trang nhã. 

- Để sống ảo đẹp bạn có thể chọn trang phục váy dài hoặc áo dài, nhưng nên cần dài qua đầu gối. 

- Khi tham quan lăng nên nói nhỏ nhẹ và tránh cười đùa lớn sẽ ảnh hưởng tới khung cảnh thanh tịnh. 

- Nên cài đặt điện thoại ở chế độ im lặng khi tham quan.

- Tuyệt đối không được tự ý chạm vào bất kỳ đồ vật nào trong lăng. 

Lăng Ông Bà Chiểu Sài Gòn là địa điểm tâm linh nổi tiếng ở TPHCM, lý tưởng để tham quan, sống ảo và cầu bình an, may mắn. Vì vậy nếu có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác du khách hãy một lần ghé thăm địa điểm linh thiêng này. 


Phương Nga (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)