Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Đức

Những điều thú vị trong văn hóa giao tiếp của người Đức

Chủ nhật, 20/09/2020, 06:00 GMT+7

Đức nổi tiếng với nền văn hóa văn minh và hiện đại. Trong đó, văn hóa giao tiếp của người Đức là điều mà rất nhiều quốc gia muốn học hỏi. Cùng theo dõi bài viết sau đây để biết đó là gì nhé.

test

Văn hóa giao tiếp của người Đức bạn nên biết trước khi lên đường

 

1. Nguyên tắc chào hỏi ở Đức

Để bắt chuyện một ai đó, chào hỏi là việc đầu tiên bạn cần làm và đây cũng là cách để lại ấn tượng với người khác. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải những sai lầm, hay kiêng kỵ trong giao tiếp ở Đức, thì không những không để lại thiện cảm, mà còn gây ác cảm với họ nữa đấy. Vậy nên giao tiếp với người Đức bằng cách nào?

Theo như văn hóa giao tiếp của người Đức, họ thường chào hỏi một ai đó khi mình nhìn thấy họ. Cho dù chỉ mới quen biết, người Đức cũng luôn chào hỏi một cách thân mật. Trong những cuộc hẹn, nếu ai đến sau sẽ phải chào người đến trước, đó là phép lịch sự tối thiểu của người dân nơi đây. Còn trong công việc, kinh doanh, việc chào nhau sẽ phân theo cấp bậc, vị trí của đối phương. Thường thì những ai có vị trí thấp hơn, sẽ phải chào hỏi người cao hơn, đó là thể hiện sự tôn trọng. Sau khi chào hỏi, làm quen xong, người Đức sẽ bắt tay. Tuy nhiên không được nắm quá chặt hay bắt tay quá lâu nhé, mà thay vào đó nên bắt nhẹ nhàng trong thời gian ngắn thôi.

 

Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của người Đức qua cách chào hỏiVăn hóa chào hỏi của người dân Đức
>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đức an toàn và thuận lợi


2. Cách xưng hô của người Đức

Văn hóa giao tiếp của người Đức như thế nào? Sau việc chào hỏi, thì xưng hô đúng cách, cũng tạo được ấn tượng tốt với người dân địa phương nơi đây. Tuy nhiên, việc xưng hô ở đây rất được coi trọng và để xưng hô cho đúng, thì còn phục thuộc vào chức vụ hoặc độ tuổi. Điều đó thể hiện sự tôn trọng với đối phương.

Đặc biệt là những người có chức vụ, có sức ảnh hưởng thì việc xưng hô bạn càng cần chú ý. Nếu là những người có học thức cao như tiến sĩ, thì nói chuyện bạn phải kèm theo học vị của người đó, ví dụ như: Tiến sĩ, giáo sư, bá tước, hầu tước... cùng với tên của người đó.

Trường hợp nếu là người quý tộc, có học thức cao, thì bạn phải gọi đầy đủ: Thưa tiến sĩ bá tước, giáo sư tiến sữ,.... Khi bạn xưng hô đúng, bạn sẽ nhận được ánh mắt thiện cảm của người nơi đây.

 

Cách xưng hô ở Đức - Văn hóa giao tiếp của người ĐứcCách xưng hô thể hiện sự tôn trọng khi giao tiếp ở Đức

 

3. Luôn sử dụng lời khen

Lời khen ai cũng thích, đặc biệt ở Đức người ta rất coi trọng khi được người khác khen. Thế nhưng, bạn đừng sử dụng lời khen quá phô trường, hãy khen một cách khéo léo, tế nhị và lời khen nên xung quanh chủ đề công việc, thái độ, tính cách. Hạn chế nhắc tới các vấn đề tế nhị của bản thân đối phương như: Cuộc nói chuyện liên quan tới trang phục, ngoại hình béo gầy, chiều cao, độ tuổi,... Bởi trong văn hóa giao tiếp của người Đức họ rất kiêng kỵ điều này.

 

Sử dụng lời khen trong văn hóa giao tiếp của người ĐứcNgười dân Đức luôn nói những lời khen khéo léo

 

4. Sử dụng danh thiếp

Khi đặt chân tới Đức, bạn sẽ thấy người dân nơi đây sử dụng danh thiếp rất nhiều. Và đây cũng là nét đẹp trong văn hóa Đức, khi muốn giao lưu, kết bạn, làm quen với mọi người. Nhưng việc trao danh thiếp cho ai đó, cũng có những quy chuẩn nhất định. Ví dụ trong một nhóm người, bạn cần trao danh thiếp cho những người có cấp bậc, vị trí cao nhất, rồi xuống thấp nhất.

Trường hợp nếu bạn không biết được cấp bậc, thì có thể trao danh thiếp theo thứ tự từ gần bạn nhất. Một điểm bạn cần đặc biệt lưu ý khi nhận danh thiếp của một ai đó, nên xem qua các thông tin trước khi cất vào túi. Bởi việc đó thể hiện phép lịch sự, thái độ tôn trọng đối với người trao danh thiếp.

 

Sử dụng danh thiếp khi ở Đức - Văn hóa giao tiếp của người ĐứcKhi nhận danh thiếp của bất cứ ai, nên xem qua trước khi cất túi để thể hiện sự tôn trọng

 

5. Văn hóa khi đi xe

Bên cạnh văn hóa giao tiếp của người Đức, thì văn hóa khi đi xe ở đây cũng khá thú vị. Nếu bạn được ai đó mời đi xe oto riêng của họ, thì hãy ngồi ngang hàng, chứ không nên ngồi phía sau xe.

Còn nếu đi xe Taxi, hàng ghế ngồi sau dành cho những vị khách đặc biệt. Bạn là người trả tiền, nên ngồi ghế ngang hàng với tài xế. Hoặc có thể ngồi ghế phía sau, vị trí đằng sau lưng tài xế nhé.

 

Tìm hiểu văn hóa đi xe và văn hóa giao tiếp của người ĐứcĐi taxi ở Đức bạn nên ngồi ghế ngang hàng với tài xế, nếu là người trả tiền

 

6. Văn hóa khi đi dự tiệc ở Đức

Điều đầu tiên khi đi dự tiệc ở Đức bạn cần biết, đó là người dân nơi đây rất coi trọng thời gian, họ luôn đi đúng giờ. Vì thế đừng bao giờ đi muộn, hãy tới sớm hơn 5 – 10 phút để ổn định chỗ ngồi. Khi được chủ nhà mời xuống ghế dự tiệc, phải ngồi đúng chỗ mà mình được sắp xếp hoặc được mời ngồi. Trong thời gian diễn ra buổi tiệc, khi chủ nhà chưa lên tiếng mời bạn dùng bữa, thì không nên tự ý ăn trước, điều đó rất bất lịch sự. Bên cạnh đó, khi ăn bạn không nên chống khuỷu tay lên mặt bàn. Sau khi kết thúc bữa tiệc, đừng quên gửi lời cảm ơn tới gia chủ vì đã mời tham gia bữa tiệc nhé.

 

Văn hóa cảm ơn sau bữa tiệc - Văn hóa giao tiếp của người ĐứcTham dự bữa tiệc tại Đức, bạn nên gửi lời cảm ơn gia chủ sau khi kết thúc
>>Xem thêm: Khám phá phong tục văn hóa ở Đức và những điều thú vị

 

7. Giao tiếp qua điện thoại

Một điều bạn nên biết trong văn hóa giao tiếp của người Đức khi gọi điện thoại đó là việc giới thiệu bản thân. Nếu bạn là người chủ động gọi điện thoại cho ai đó, hãy nói rõ danh xưng, giới thiệu qua về bản thân trước khi tiếp tục câu chuyện và đi vào chủ đề muốn nói. Còn trường hợp là người nhận điện thoại, nên xưng tên để trả lời. Tuy nhiên, nếu sử dụng điện thoại công cộng thì bạn không cần thiết nói tên tuổi, địa chỉ, tránh bị nghe trộm, gặp phiền phức với những kẻ xấu.

 

Văn hóa giao tiếp của người Đức khi nói chuyện bằng điện thoạiKhi nghe điện thoại bạn nên xưng tên

 

 

Để có một hành trình khám phá Đức thuận lợi và thú vị, bạn hãy ghi nhớ những nét độc đáo trong văn hóa giao tiếp của người Đức trên đây, để tránh phạm phải những điều cấm kỵ của người dân nơi đây. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ!

 

Tạ Bằng (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)