Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Miền Tây

Khám phá 4 ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây sông nước

Chủ nhật, 16/06/2019, 00:02 GMT+7
Những ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây như nhà cổ Bình Thuỷ, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, nhà trăm cột Trần Văn Hoa,... đều là điểm đến yêu thích của khách du lịch vì mỗi nơi đều có kiến trúc độc đáo, nội thất hài hòa với lịch sử lâu đời thể hiện bản sắc văn hóa Nam bộ đặc trưng.
test

Những ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Nhà cổ Bình Thuỷ

Trong bộ phim Người Tình của Annaud, nhà cổ Bình Thuỷ được sử dụng làm bối cảnh chính như ngôi nhà của Huỳnh Thuỷ Lê từ tiểu thuyết. Ngôi nhà cổ được mệnh danh là đẹp nhất miền Tây này được xây từ năm 1870 bởi họ Dương ở thành phố Cần Thơ. Hiện nay, nhà cổ Bình Thủy vẫn thuộc quyền sở hữu của gia đình.

Kiến trúc nhà cổ Bình Thuỷ là sự cân bằng giữa phong cách xây dựng, mỹ thuật phương Đông và phương Tây. Trong nhà còn trưng bày nhiều món đồ, vật báu gia truyền quý giá.

 

Nha_cY_Binh_ThYy_co_cYu_truc_YYc_Yao.
Nhà cổ Bình Thủy có cấu trúc độc đáo.

 

Với mái vòm uốn và phù điêu bên ngoài trang trí theo kiểu Pháp, bậc thang kiến trúc Gothic kéo dài đến sảnh chính - nơi được trang bị nội thất bằng đồ gỗ quý hiếm ở miền Nam, nhà cổ Bình Thủy như thể được khoác chiếc áo phương Tây bên ngoài, còn phần bên trong lại mang đậm tinh thần kiến trúc Việt. Thật vậy, cấu trúc nhà có bố cục cân xứng đậm chất âm dương hòa hợp với cổng tam quan và sân gạch tàu, từ mái lợp ngói kiểu Tam đa Phúc Lộc Thọ đến đèn đặt bốn góc mô phỏng Long Lân Quy Phụng theo dạng Tứ quý 6 hàng với 24 cây cột kèo bằng gỗ lim. Ngôi nhà cổ đẹp bậc nhất miền Tây này còn sở hữu những món đồ quý giá như một bàn làm bằng đá cẩm thạch vô cùng hiếm từ Trung Quốc, ghế sofa thiết kế theo kiểu Pháp có từ thời vua Louis XV và một bộ trà, ấm, bình có tuổi đời khoảng 500 năm.

 

Nha_cY_Binh_ThYy_la_nYi_lYu_giY_net_YYp_kiYn_truc_Phat_ViYt_xYa.
Nhà cổ Bình Thủy là nơi lưu giữ nét đẹp kiến trúc Pháp - Việt xưa.

 

Du khách khi ghé thăm nhà cổ còn rất thích đi dạo quanh vườn hoa có rất nhiều loài lan đẹp khoe sắc ngay bên cạnh.

 

NYi_check_in_Yien_YYo_cYa_giYi_trY._1
Nơi check in điên đảo của giới trẻ.

 

Nhà cổ Bình Thủy là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách khi đến Cần Thơ vì vị trí khá dễ tìm, di chuyển thuận tiện và có dịp hiểu biết thêm về kiến trúc cũng như lịch sử, những câu chuyện gắn với ngôi nhà cổ xinh đẹp này.

 

NhiYu_ngYYi_YYng_ngYi_khong_yen_vYi_vY_duyen_dang_cYa_ngoi_nha_cY_co_lYch_sY_150_nYm.
Nhiều người đứng ngồi không yên với vẻ duyên dáng của ngôi nhà cổ có lịch sử 150 năm.

 

Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê

Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê nằm ở số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thuộc thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Nhà được xây dựng vào năm 1895 với vật liệu chính là gỗ theo cấu trúc ban đầu gồm ba gian chính. Đến năm 1917, các vách gỗ mới được thay bằng tường theo phong cách biệt thự kiểu Pháp đang thịnh hành thời đó.

 

Nha_cY_HuYnh_ThYy_Le_mang_dang_vY_cYa_mYt_nha_nha_ba_gian_YYm_chYt_Tay_Nam_BY.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê mang dáng vẻ của một nhà nhà ba gian đậm chất Tây Nam Bộ.

 

Ngoi_nha_cY_xinh_YYp_la_YiYm_nhYt_YYnh_phYi_ghe_thYm_khi_du_lYch_YYng_Thap.
Ngôi nhà cổ xinh đẹp là điểm nhất định phải ghé thăm khi du lịch Đồng Tháp.

 

Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê cùng với nhà cổ Bình Thủy là hai ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây và đều gắn với tiểu thuyết cũng như bộ phim chuyển thể từ Người Tình của nhà văn Pháp Marguerite Duras. Nếu nhà cổ Bình Thủy Cần thơ là nơi quay bối cảnh chính của phim thì nhà cổ mang tên Huỳnh Thủy Lê lại là một trong những nơi diễn ra chuyện tình không biên giới vô cùng nổi tiếng giữa chủ nhân của ngôi nhà và nữ nhà văn Marguerite Duras.

 
Ngoi_nha_YYm_chYt_cY_kinh_vYi_kiYn_truc_kYt_hYp_Yong_Tay_nhYng_vYn_giY_YYYc_chYt_ViYt.
Ngôi nhà đậm chất cổ kính với kiến trúc kết hợp Đông Tây nhưng vẫn giữ được chất Việt.

 

Nhìn từ xa, nhất là ở phía ngoài, tòa nhà khá bắt mắt với lối kiến trúc kiểu Pháp với những bức phù điêu và tượng đắp nổi. Những ô cửa sổ với khối kính đầy sắc màu mang vẻ uy nghiêm và bề thế. Nhưng cũng giống những ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây khác, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê có phần trang trí bên trong đậm chất Á Đông. Đó là bàn thờ Quan Công được đặt ở giữa gian chính nhà theo tín ngưỡng của người Hoa cùng với những họa tiết trên bao lam phía trên là "long, lân, bức, phụng" theo phong thủy.

 

Nha_cY_HuYnh_ThYy_Le_toat_len_dang_vY_cYa_mYt_ngoi_nha_nha_ba_gian_YYm_mau_sYc_truyYn_thYng_Tay_Nam_BY.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê toát lên dáng vẻ của một ngôi nhà nhà ba gian đậm màu sắc truyền thống Tây Nam Bộ.
 
 
 
Nha_cY_HuYnh_ThuY_Le_gYn_liYn_vYi_chuyYn_tinh_xuyen_bien_giYi_cYa_chY_nhan_ngoi_nha_va_nha_vYn_ngYYi_Phap.
Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê gắn liền với chuyện tình xuyên biên giới của chủ nhân ngôi nhà và nhà văn người Pháp.

 

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê đã được nhà nước công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia vào năm 2009. Đến nay, đây là nơi thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng giai thoại về một chuyện tình đẹp xuyên biên giới. Nếu có dịp du lịch miền Tây, bạn đừng quên ghé thăm miền Sa Đéc, dừng chân một đến hai buổi tham quan ở nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nhé.

Xem thêm>> Tour du lịch miền Tây giá tốt 2019.

Nhà cổ Cai Cường

Là điểm dừng chân thú vị với nhiều du khách trong hành trình khám phá miền sông nước Nam Bộ, nhà cổ Cai Cường tọa lạc ở xã Bình Hòa Phước, Vĩnh Long. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1885, và thuộc quyền quản lý của một đại địa chủ ở địa phương ngày xưa tên là Phạm Văn Bổn. Nhà cổ Cai Cường khá bề thế với bề ngang rộng 15 m, có các hàng cột gỗ cao 6 m đỡ lấy phần lớp mái ngói kiểu âm dương mô phỏng hình vảy cá.

Khung nhà xây theo hình chữ đinh truyền thống bao gồm hai nếp nhà vuông góc, phần mặt chính quay về hướng bắc và nhìn ra rạch cái Muối, phần đầu sau đấu đặt vào nhà trước. Mặt tiền nhà trăm cột là một hành lang dài với cửa thông sang hai bên bằng cầu thang có hình cánh cung. Cửa ra vào thì xây theo dáng vòm bán nguyệt để thể hiện địa vị cao của chủ nhân trong xã hội thời bấy giờ.

 

Nha_cY_Cai_CYYng__la_nYi_lYu_giY_dYu_Yn_lYch_sY_nYp_sYng_ngYYi_dan_miYn_Tay_mYt_thYi.
Nhà cổ Cai Cường là nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử, nếp sống người dân miền Tây một thời.

 

Nhà cổ Cai Cường thu hút du khách muôn phương không chỉ vì phần kiến trúc mà còn vì cách trang trí nội thất bên trong, xứng danh là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây. Công trình chính được chia thành ba gian với lối ra vườn nằm ở gian giữa. Những vật dụng khác như  tủ thờ, bàn ghế, phản cũng được làm từ loại gỗ quý hiếm, đặc biệt nhất là qua bao thăng trầm, chiến tranh, thiên tai nhưng vẫn được lưu giữ  nguyên vẹn cho đến ngày nay.

 

MYt_tiYn_va_san_nha_cY_lot_gYch_bong_Phap.
Mặt tiền và sàn nhà cổ lót gạch bông Pháp.

 

Nhà trăm cột Trần Văn Hoa

Nhà trăm cột Trần Văn Hoa cũng là một ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1901. Nằm ở ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà trăm cột là một trong những điểm dừng chân độc đáo của miền sông nước miền Tây.

Tổng diện tích của công trình đặc biệt này là 882 m2. Ngôi nhà nằm trên một khu vườn có diện tích rộng hơn 4.000 m2. Nhà trăm cột Trần Văn Hoa góp mắt trong danh sách những ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây vì xây dựng theo phong cách nhà rường xứ Huế với ba gian và hai chái theo hình chữ quốc. Vật liệu chính của ngôi nhà là gỗ với phần nền dùng đá tảng cao 0,9 m, đặc biệt là phía trên có lát gạch tàu lục giác.

 

Nha_trYm_cYt_TrYn_VYn_Hoa_la_mYt_YiYm_YYn_vYn_hoa_vo_cung_hYp_dYn.
Nhà trăm cột Trần Văn Hoa là một điểm đến văn hóa vô cùng hấp dẫn.

 

Nhà trăm cột là tên gọi khiến nhiều người nghĩ ngay đến ngôi nhà có đúng 100 cây cột nhưng trên thực tế nhà lại có đến 120 cột. Trong đó có 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ. Những cột ngày lại được phụ trợ và phân thành từng cặp nhỏ nối tiếp với nhau theo chiều ngang ngôi nhà và kết chặt bằng một thanh gỗ thằng xuyên ngang qua.

 

YiYm_du_lYch_nYi_tiYng_cYa_tYnh_Long_An.
Điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Long An.

 

Về mặt trang trí, nhiều du khách rất yêu thích sự tỉ mỉ và khéo léo cùng với trình độ cao của nghệ nhân thời xưa. Đặc biệt là hệ thống kèo được chạm nổi vô cùng công phu. Càng quan sát kỹ những nét trang trí của nhà trăm cột, người ta càng thấy toát lên nét phóng khoáng và tao nhã đặc biệt. Nhà cổ trăm cột là di tích lịch sử quốc gia được xếp hạng vào năm 1997.

Thanh Giang (Tổng hợp) -  luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)