Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Sài Gòn

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - chốn bình yên xanh thẳm ngay tại Sài Gòn

Thứ tư, 13/11/2019, 15:20 GMT+7

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Rừng Sác hay Cần Giờ mangrove forest) là quần thể các loài động, thực vật đa dạng độc đáo điển hình của rừng ngập mặn. Không chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu khoa học, nơi đây cũng là trọng điểm du lịch của cả nước.

test

Vị trí địa lý và thông tin khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ


Vị trí địa lý

Nằm ở vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có tọa độ 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông; khu Cần Giờ thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 40km. 

Trên tổng diện tích lên tới 75.740ha có một quần thể đa dạng các loài động thực vật sinh sống. Điển hình ở đây có khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò.

 

Thông tin ban quản lý Rừng ngập mặn Cần Giờ

– Địa chỉ: số 1541 đường Rừng Sác, ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TPHCM

– Điện thoại : 08 6684 8407  – 08 3889 4012 – 08 3889 4000.

 

Khám phá khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - chốn bình yên xanh thẳm ngay tại Sài GònMột phần khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nhìn từ trên cao


Lịch sử hình thành

Trước chiến tranh, Cần Giờ vốn đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Xong nơi đây từng bị bom đạn và chất độc hủy hoại trong cuộc kháng chiến của dân tộc.

Tới năm 1978, khi được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), UBND thành phố đã có những hành động thiết thực tái tạo lại rừng. Nhiệm vụ trồng rừng đã làm sống lại tới 31,000 ha cây trồng và tự nhiên.  Với sự kiện được Chương trình Con người và Sinh Quyển – MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào năm 2000 đã thực sự ghi nhận sự đóng góp và nỗ lực lớn của lực lượng thanh niên xung phong Tp.HCM và nhân dân Cần Giờ.

Hiện nay khu rừng đã được giao cho người dân nơi đây tự chăm sóc và quản lý.

 

Khám phá khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - chốn bình yên xanh thẳm ngay tại Sài GònPhủ xanh lại Cần Giờ là sự nỗ lực từ thanh niên xung phong TP.HCM và nhân dân Cần Giờ

 

Phong phú hệ sinh thái Cần Giờ

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là sự tổng hợp giữa các hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Khu rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hệ động và thực vật rất đa dạng. Đây là nơi sinh sống của không chỉ trên 150 loài thực vật, cung cấp thức ăn và trú ngụ cho nhiều loài thủy sinh, cá và động vật có xương sống.

- Thực vật: 157 loài thực vật thuộc 76 họ. Chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi – bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng, v.v… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả.

 

Khám phá khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - chốn bình yên xanh thẳm ngay tại Sài GònTừ đài quan sát chiêm ngưỡng hệ thực vật phong phú

 

- Động vật: 

+ Hệ động vật thủy sinh không xương sống có trên 700 loài

+ Khu hệ cá trên 130 loài, một số loài có giá trị kinh tế là cá Dứa, cá Ngát, cá Chẽm...

+ Khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thể như cóc, ếch. 31 loài bò sát gồm cá sấu - trăn - rắn - kỳ đà nước..., trong đó 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja), rắn hổ chúa (ophiophagus hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus)… 19 loài hữu nhũ phải kể đến khỉ, rái cá, mèo rừng... 145 loài chim bao gồm 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau. 130 loài tảo thuộc 3 ngành tảo khuê - tảo giáp - tảo lam.

 

Khám phá khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - chốn bình yên xanh thẳm ngay tại Sài GònNơi sinh sống, cung cấp thức ăn của 145 loài chim

 

Theo đánh giá của các chuyên gia, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thực sự đã được khôi phục, chăm sóc và bảo vệ tốt. Nó đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái.


Đánh giá chức năng, vai trò của Cần Giờ

Bên cạnh là nơi sinh sống, cung cấp thức ăn của nhiều loài động thực vật quý hiếm, rừng ngập mặn Cần Giờ cũng đóng vai trò là "lá phổi xanh" của Sài Gòn. Chức năng của "lá phổi" này là làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Ðồng Nai – Sài Gòn để ra biển Ðông. Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận vai trò của rừng ngập mặn Cần Giờ trong ứng phó và hạn chế thiệt hại về thiên tai, bão lũ. 


Du lịch khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

Khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của Rừng Sác được thành lập vào năm 2000. Ngay lập tức được du khách trong và ngoài nước quan tâm tới tham quan, tìm hiểu. Điểm nhấn của chuyến đi phải kể đến tham quan đầm dơi, đi thuyền trên sông, thăm sân chim, tiếp xúc với đàn khỉ hoang dã và tìm hiểu về hệ thực vật – động vật nơi đây.

 

Khám phá khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - chốn bình yên xanh thẳm ngay tại Sài GònĐi thuyền trên sông tìm hiểu hệ động thực vật ở Vàm Sát

 

Du lịch Cần Giờ vào bất cứ lúc nào, nơi này có thể tới thăm vào bất cứ lúc nào nên thuận tiện thì du khách có thể sắp xếp đến vào cuối tuần. Dù là đi tour du lịch của TP.Hồ Chí Minh hoặc theo đoàn riêng cũng cực kỳ thú vị. 

Du khách có thể đi xe buýt số 75 khởi hành từ Công viên 23/9 hoặc thuê xe gắn máy và đi theo tuyến Nhà Bè đường Duyên Hải đến Cần Giờ. Hoặc theo bus từ chợ bến Thành rồi xuôi phà Bình Khánh, chạy bon bon trên con đường rộng mở, hai bên đường là những resort xinh xắn nấp trong không gian xanh của cây lá. 

Sau đó bằng ô tô, tàu thuyền, bằng những chiếc ghe nhỏ du khách thỏa thích luồn lách qua những khu rừng ngập mặn, xuyên qua những dải rừng đước, rừng tràm, rừng dừa nước. Bạn cũng có thể tìm tới chiến khu Rừng Sác huyền thoại một thời; hay dừng chân ở cầu Dần Xây và ngồi thuyền máy đi tham quan Đầm Dơi tại Vàm Sát và chinh phục tháp Tang Bồng cao 28 mét để ngắm nhìn toàn cảnh rừng ngập mặn Cần Giờ và từng đàn cò bay về tổ vào lúc hoàng hôn.

 

Khám phá khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - chốn bình yên xanh thẳm ngay tại Sài GònMột góc Đầm Dơi

 

Khi đêm xuống, du khách nghỉ lại trong những resort tiện nghi để từ đó có thể nhìn ra được cánh rừng trước mặt. Nếu nghỉ lại ở trong sâu Vàm Sát, bạn sẽ bất ngờ khi ngắm nhìn những chú dơi đu đưa trên thân cây vào các đêm trăng. Sáng hôm sau nếu muốn quan sát rõ hơn, bạn theo xuồng hay ca nô vào tận Sân Chim nằm trong khu bảo tồn.

Ngoài ra, tại thị xã Cần Thạnh du khách nên kết hợp tới tham quan khu du lịch 30 tháng 4 - nơi có bãi biển cùng tên, lăng Ông Thủy Tướng Nam Hải thờ cá Ông. Kinh nghiệm khám phá khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ khuyên bạn hãy nhằm dịp lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào ngày 16/8 âm lịch để tới đây. Khi nào hàng trăm ghe tàu tập trung về đây, cùng với các nhóm đờn ca tài tử tụ hội không khí cực kỳ náo nhiệt.

 

Khám phá khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - chốn bình yên xanh thẳm ngay tại Sài GònGhe xuồng tập trung trong lễ hội Nghinh Ông ở Cần Giờ. Ảnh: Pham An Duong

 

Một số điểm tham quan nổi bật khác: Đảo Khỉ, thánh thất Cao Đài, trung tâm Cần Thạch, chợ Hàng Dương...

 

Khám phá khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - chốn bình yên xanh thẳm ngay tại Sài GònĐảo Khỉ Cần Giờ

 

Cần Giờ mangrove forest là một địa chỉ đỏ trong sách bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên sẽ là điểm đến hấp dẫn cho không chỉ những người ham mê khám phá mà còn dành cho bất cứ ai muốn tới khu căn cứ Rừng Sác nghe những câu chuyện li kỳ, hoặc chỉ đơn giản muốn nghỉ ngơi, thư giãn và thưởng thức các món ngon của miền sông nướ như sò, tôm hay cá trui hấp dẫn.

 

>> Tham khảo chùm tour du lịch TP.Hồ Chí Minh 2019 giá tốt

 

Kết

Thuộc địa phận một thành phố lớn như Sài Gòn với mật độ dân số cao, hoạt động công nghiệp phát triển, câu chuyện bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ ngày một khó khăn hơn. Nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn vô cùng cấp thiết, không chỉ góp phần giúp thành phố ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời còn thiết lập "bức tường xanh" vững chắc tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống ổn định hơn.

 

Chang (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)