Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Điện Biên

Vui quên lối về tại các lễ hội đặc sắc nhất Điện Biên

Chủ nhật, 29/11/2020, 16:27 GMT+7

Các lễ hội đặc sắc nhất Điện Biên không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của 21 dân tộc anh em mà chúng còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, sự giản dị, chân chất của người dân vùng Tây Bắc.

test

Đến với vùng đất Điện Biên, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, được thăm quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà đến đây, du khách còn được hòa mình vào không khí sôi động của các lễ hội truyền thống tại Điện Biên.

 

Các lễ hội đặc sắc nhất Điện Biên – nét đẹp văn hóa, truyền thống của người Tây Bắc

Điện Biên luôn đẹp và mặn nồng trong lòng du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo cùng phong tục tập quán đặc trưng. Mỗi lễ hội đều mang nét đẹp riêng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người lữ khách.  

 

1. Lễ hội Hoa Ban

Mỗi mùa hoa ban về, đất trời Điện Biên lại ngập tràn sắc tím thơ mộng của loài hoa này. Đây cũng là thời điểm tháng 3, lễ hội hoa ban truyền thống lại được tổ chức trong sự nhộn nhịn, tươi vui của người dân Điện Biên, có rất nhiều khách du lịch cũng chọn thời điểm này để tham gia lễ hội và chiêm ngưỡng hoa ban nở rộ.

 

le hoi dac sac nhat dien bien le hoi hoa banLễ hội Hoa ban được tổ chức vào tháng 3 hằng năm

 

Lễ hội Hoa ban thường được tổ chức vào trung tuần tháng 3 mỗi năm, đến với lễ hội, du khách sẽ được thưởng thức các hoạt động nghệ thuật đặc sắc, được tham gia triển lãm tranh và các hoạt động quà tặng. Bên cạnh đó, người tham gia lễ hội còn được chơi các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao. Đặc biệt là thưởng thức ẩm thực độc đáo của Điện Biên có tên “Hương sắc Điện Biên”.

Đến du lịch Diện Biên vào những ngày đầu xuân, sau khi tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng thì đừng quên ngắm cánh rừng hoa ban nở và tham gia lễ hội hoa ban đặc sắc này nhé!

 

khong gian am nhac tai le hoi dac sac nhat dien bien Không gian âm nhạc tại lễ hội Hoa ban
 
 
am thuc trong le hoi dac sac nhat dien bienChuẩn bị ẩm thực tại lễ hội Hoa Ban

 

2. Lễ hội Thành Bản Phủ

Lễ hội Thành Bản Phủ được tổ vào các ngày 24 và 25/2 Âm lịch hằng năm tại xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên để tưởng nhớ người anh hùng áo Hoàng Công Chất (người thủ lĩnh có những chiến công lớn lao trong việc dẹp yên giặc xâm lược, giữ vững biên cương, mở mang diện tích đất đai bờ cõi). Lễ hội là dịp đặc biệt để giáo dục, tuyên truyền lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Đồng thời khơi dậy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Lễ hội Thành Bản Phủ cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh con người cùng văn hóa người Mường Thanh – Điện Biên đến du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Lễ hội được chia làm hai phần:

Phần đầu lễ là các nghi thức rước, dâng lễ vật và tái hiện lại lịch sử hào hùng bằng sân khấu hóa. Bắt đầu lễ hội là nhạc đệm hùng tráng cùng tiếng trống oai hùng. Tiếp đến là nghi thức chào cờ và một phút mặc niệm để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh. Kế tiếp là phần Chúc văn giỗ tướng quân (nhạc đệm anh linh hùng tráng, nghi thức rướng, dâng lễ, tái hiện lịch sử).

 

thanh ban phu la le hoi dac sac nhat dien bienPhần đầu là phần lễ: nghi thức rước, tái hiện lịch sử thông qua sân khấu hóa
 
 
le hoi thanh ban phu le hoi dac sac nhat dien bienNghi thức dâng hương

 

Phần hai của lễ hội chính là sân chơi lành mạnh với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi. Cụ thể, khách thập phương sẽ tham gia triển lãm tranh ảnh “ di vật của nghĩa quân Hoàng Công Chất”,  thi trò chơi dân gian như đua ngựa giết Phẻ, kéo co, đi cà kheo, bắn nỏ thi nấu ăn nuôi quân, tung còn truyền thống. Đồng thời được thưởng thức ẩm thực và tham gia văn nghệ với các đoàn nghệ thuật quần chúng, không khí vui tươi, nhộn nhịp của những điệu múa uyển chuyển, đằm thắm sẽ làm du khách nhớ mãi không quên.

 

le hoi dac sac nhat dien bienPhần hai là phần hội: tổ chức các trò chơi dân gian

>>Xem thêm: Du lịch Điện Biên mùa nào thích hợp? Các điểm tham quan đẹp nhất mùa hoa nở

 

3. Lễ mừng cơm mới của dân tộc Si La

Lễ mừng cơm mới của đồng bào Si La cũng là một trong những lễ hội đặc sắc nhất Điện Biên. Lễ hội được tổ chức vào tháng 8 âm lịch (cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 dương lịch), đây là thời điểm vụ lúa đầu mùa bắt đầu chín. Theo quan niệm của người Si La, các bậc tổ tiên, ông bà luôn phù hộ họ bình an, mưa thuận gió hòa trong suốt quá trình sản xuất của gia đình, dòng họ. Vì thế, khi bước vào mùa thu hoạch, con cháu sẽ lấy những hạt lúa chín đầu tiên về cúng tổ tiên trước khi bắt thu hoạch.

 

le hoi mung com moi la le hoi dac sac nhat dien bienNhững hạt lúa chín đầu tiên sẽ dành để cúng tổ tiên
 
 
le hoi dac sac nhat dien bien hoi mung com moiMỗi nhà chuẩn bị một gói cơm để cúng tổ tiên

 

Trước khi nghĩ lễ cúng chính thức được diễn ra, trưởng họ sẽ lấy một nắm cơm từ mỗi gói cơm của các gia đình trong họ, sau đó cho vào giỏ cơm chung để dâng lên tổ tiên. Ngoài cơm nằm, trưởng họ sẽ phải dâng thêm một con cua, một con sóc, một con cá đã được chế biến, cuốn vào lá chuối hấp chín, vài củ khoai sọ do chính người trong nhà chuẩn bị. 

Hoàn tất quá trình chuẩn bị, trưởng họ sẽ mang vào trong buồng và đặt cạnh bếp chính bên giường của mình, thay mặt dòng họ tiến hành các nghi lễ mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất về hưởng thụ. Lễ cúng thường diễn ra vào buổi chiều, vì theo quan niệm của người Si La, khi mặt trời khuất núi ông bà mới có thể về bên con cháu. Sau các nghi lễ cúng, các gia đình trong họ sẽ đến tham dự bữa cơm mừng cơm mới tại nhà trưởng dòng họ.

 

le hoi dac sac nhat dien bien cua nguoi si laLễ hội mừng cơm mới của người Si La
 
 
hoi mung com moi le hoi dac sac nhat dien bienSau nghi thức cúng tổ tiên của trưởng họ, các gia đình sẽ đến nhà trưởng họ ăn uống

 

4. Lễ hội Hạn Khuống

Hạn khuống là một trong những lễ hội đặc sắc nhất Điện Biên được tổ chức sau vụ thu hoạch tháng 11 hằng năm. Lễ hội được xem là nơi hẹn hò, giao duyên giữa các chàng trai Mường, các cô gái bản Thái. Hạn khuống là hoạt động văn hóa lành mạnh, sáng tạo, thông qua các điệu mùa, bài hát, kể chuyện để giao lưu, tâm tình.

Lễ hội được tổ chức tại một khoảng đất thoáng và rộng. Tại đây, nam thanh, nữ tú sẽ dựng một chiếc sàn cao khoảng 1,5m với hàng rào bao quanh và chỉ chừa khoảng không gian nhỏ để ra vào sàn. Khi bếp lửa đã cháy hồng, tất cả người tham gia sẽ hát hò, tìm hiểu, làm quen, đối đáp với nhau cho đến tận trời sáng mới chia tay nhau ra về. Lễ hội Hạn Khuống giúp con người thêm yêu cuộc sống, luôn nhìn cuộc đời bằng tinh thần lạc quan và tràn ngân tình nghĩa, bao dung.

 

le hoi han khuong le hoi dac sac nhat dien bienLễ hội Hạn Khuống

 

5. Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú

Lễ hội đặc sắc nhất Điện Biên – hội mừng mưa rơi được tổ chức vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch (trước hoặc sau cơn mưa đầu mùa). Trong lễ hệ, người Khơ Mú sẽ hát những bài ca mừng nương rẫy khi đón ngững cơn mưa đầu mùa. Lễ hội được chủ trì bởi thầy cúng và được tổ chức trên nhà sàn. 

Trên bàn thờ sẽ bày các lễ vật như gà luộc, bánh chưng, xôi nhuộm phẩm đỏ, bánh dày, gạo, muối, trứng, múa. Kế tiếp, thầy cũng sẽ mặc áo đen, áo đen, chít khăn đen (trang phục dân tộc), sau đó đọc lời cầu nguyện cho người trong bản khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Đồng thời cầu xin thần linh xua đuổi chim thú phá hoại mùa màng và ban cho mưa thuận gió hòa. Vừa đọc lời cúng, thầy vừa lấy nhúm muối, gạo, rượu tung ra xung quanh rồi thả xuống sàn.

 

le hoi mung mua roi le hoi dac sac nhat dien bienLễ hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú

 

Các lễ hội đặc sắc nhất Điện Biên mang đến những nét đẹp văn hóa và cảm nhận khác nhau cho du khách. Đến thăm vùng đất Điện Biên, bạn đừng bỏ quên các lễ hội độc đáo này nhé!

 

  GỢI Ý TOUR TẾT ÂM LỊCH KHUYẾN MÃI

 

Thanh Thủy (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)