Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Bắc Ninh

Du lịch Chùa Dâu – tổ đình Phật giáo của Việt Nam

Thứ ba, 30/07/2019, 19:23 GMT+7

Bắc Ninh là thành phố truyền thống có nhiều địa điểm du lịch khác biệt so với nhiều tỉnh thành khác ở khu vực phía bắc. Trong đó, danh xưng thành phố nhiều đền chùa nhất chính là dành cho Bắc Ninh. Nơi đây tọa lạc các ngôi chùa cổ đặc biệt của Việt Nam và phải nhắc tới đầu tiên đó là du lịch chùa Dâu – ngôi chùa cổ xưa bậc nhất cả nước.

test

 

Đôi nét về du lịch chùa Dâu

Chùa Dâu hay còn có tên gọi hán việt khác là chùa Diên Ứng, ngoài ra còn có tên gọi theo Phật pháp là Cổ Châu hay Pháp vân. Hiện nay, chùa nằm ở xã Thanh Khương, Thuận Thành ngoại ô của tỉnh Bắc Ninh. Mảnh đất này đậm chất thôn quê tĩnh lặng, trữ tình. Vị trí của chùa ở ngay trung tâm của khu vực văn hóa lịch Bắc Ninh, cũng chính là quận Giao Chỉ xưa cũ nghìn năm về trước. Bắc Ninh hiện nay chính là một phần Kinh Bắc thịnh hưng ngày xưa. Lịch sử đã chứng minh rằng nơi đây từng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và cũng là cái nôi khởi nguồn cho sự phát triển Phật giáo. Chính vì vậy mà du lịch chùa Dâu ngày cáng hấp dẫn du khách tới tham quan.

 

du lịch chùa DâuChùa Dâu nổi tiếng tại Bắc Ninh

 

Chùa Dâu hiện đang giữ kỷ lục là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với nhiều điểm nhấn thú vị của thời kỳ phong kiến. Chùa được bắt đầu xây dựng vào năm 187 và đến năm 226 thì hoàn thành, tức là tính tuổi thọ chùa đã có 1752 tuổi. Tất cả các Phật giáo thập phương đều công nhận ngôi chùa này là tổ đình của đạo Phật Việt Nam. Nghiên cứu cấu trúc ngôi chùa, người ta phát hiện đây là nơi giao thoa giữa những nền Phật giáo khác nhau. Có đôi chút giống Ấn Độ lại pha nhẹ Phật giáo của Trung Hoa. Trước kia, đạo Phật du nhập vào nước ta bằng đường thủy, vượt qua sông Dâu. Nhiều thế kỷ liền các tăng sỹ từ Ấn và Trung nối tiếp nhau đến đây để truyền bá đạo. Vì thế cho nên đã từ rất lâu rồi chùa Dâu trở thành trung tâm giao thoa những điều hay lẽ đẹp của Phật giáo rồi ảnh hưởng tới những khu vực khác, trở thành điểm đến của phật tử trong nước và khu vực.

 

du lịch chùa DâuToàn cảnh chùa Dâu nhìn từ trên xuống

 

Trải qua rất nhiều những thăng trầm của lịch sử đặc biệt là sự bào mòn của thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, chùa Dâu bị hư hỏng khá nhiều. Đã có lúc ngôi chùa này đổi thành tên khác, tu sửa khác biệt so với hình dạng ban đầu nhưng giá trị cốt lõi của chùa thì không thời đại nào có thể thay thế. Bởi lẽ ngôi chùa gắn liền với những sự tích huyền bí, linh thiêng mà dân gian cố gắng giữ gìn, điển hình là câu chuyện Phật mẫu Man Nương.

 

du lịch chùa DâuTrải qua bao thăng trầm, ngày nay đây là điểm đến thu hút các phật tử và cả du khách tới tham quan

 

Kiến trúc ấn tượng của chùa Dâu

Du lịch chùa Dâu ngày càng hấp dẫn chính bởi kiến trúc độc đáo của chùa. Đây vốn là kiến trúc chủ đạo thời Hậu Lê, tức là giai đoạn thế kỷ 17 và 18. Chùa gồm ba ngôi chính bao gồm thượng điện, tiền đường và thiêu hương. Kiểu phân bố này phù hợp theo lối cấu trúc chùa cổ xưa và tiện nghi cho các hoạt động của Phật tử.

Tiền đường là nơi đặt chân đầu tiên mà Phật tử ghé vào. Nơi đây có tượng Hộ pháp tọa lạc, theo ý hiểu của người dân ngày nay thì đó là thần để bảo vệ sự yên bình cũng chính là bao quát an ninh của cả ngôi chùa. Bên cạnh đó tiền đường thờ 8 vị Kim cương cùng với đó là phần tọa của Diêm Vương, Mạc Đĩnh Chi hay Tam Châu Thái Tử, tượng Cửu Long được tháp tọa ngay gần đó. Bố cục này nhằm đảm bảo phần âm và phần dương hài hòa, có sự giám sát chặt chẽ của các ngài linh ứng.

 

du lịch chùa DâuChùa Dâu mang đậm nét kiến trúc chùa chiền thời Hậu Lê

 

Thượng điện là nơi an tọa của nhiều sứ giả hiện thân của thần linh, tín ngưỡng. Trong đó có thể kể đến như tượng của Kim đồng ngọc nữ, bà Dâu, bà Đậu, đức ông, tôt bà, .... Không gian của thượng điện khá lớn do đó xung quanh phủ được rất nhiều tượng cùng bài vị thông thiên của các ngài. Có thể nói đây là nơi mà các Phật tử dùng để tín ngưỡng những thần linh khác nhau, tùy vào mục đích đến cầu của mình.

Trong sân chính của chùa thường xuyên tỏa khói hương nghi ngút, đó là do người dân thờ tự, tôn kình ghé thăm nhiều lần. Trước bái đường là nơi tọa lạc của tháp Hòa Phong. Đây là điểm được khách du lịch Chùa Dâu ưa thích chụp ảnh và tham quan nhất. Tháp này dù có tuổi thọ lâu nhưng là phần mà thường phải tu sửa lại nhiều nhất, hẳn nhiên diện mạo ban đầu cũng không được như cũ. Tuy nhiên tháp vẫn được coi là tinh thần của chùa Dâu với kiến trúc khá ấn tượng.

 

du lịch chùa DâuTháp Hòa Phong chính là điểm nhấn tô thêm vẻ đẹp cho ngôi chùa

 

Tháp Hòa Phong cao hơn 17 mét gồm 9 tầng, phần tường tháp được xây dựng dựa bằng gạch nung nhiệt lớn, thậm chí đổi màu sẫm. Phía trước của tháp có đề biển tên, bốn cạnh góc vuông tụ lại cao vút. Bên trong tháp dựng bốn góc tiên đồng, nhiều cửa sổ hướng ra ngoài cùng với một quả chuông đồng vô cùng lớn. Quả chuông này là sản phẩm từ năm 1793 và thêm một chiếc khúc bánh với tuổi thọ từ năm 1817.

Trước chùa là khuôn viên trong lành hòa sinh thái tự nhiên có một con cừu đá gần đó. Cừu đá này gắn liền với một câu chuyện cách cả nghìn năm về một tăng sư trong quá trình vào nước ta để truyền giảng đạo Phật đã vô tình lạc mất con cừu của chính mình. Con cừu sau đó lạc vào chùa Dâu nên đã được người dân chăm sóc và có câu chuyện như vậy.

 

du lịch chùa DâuMột góc chùa Dâu

 

Xem thêm các tour du lịch miền Bắc tại đây

 

Thông tin về lễ hội du lịch Chùa Dâu

Được coi là tổ đình của hội Phật giáo Việt Nam nên hàng năm chùa Dâu thường diễn ra các lễ hội linh đình với quy mô rộng khắp, hội tụ nhiều Phật tử lớn nhỏ trên cả nước. Chùa ấn định ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch làm mốc thời gian diễn ra lễ hội. Trải qua cả nghìn năm lịch sử, mỗi thời kỳ hội lại đổi khác. Khi xưa thời vua chúa, không khí lễ hội luôn lịch sự, trang nghiêm và long trọng còn ngày nay không khí thường mới mẻ và vui tươi hơn.

 

du lịch chùa DâuLễ chùa đầu năm đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người dân Việt Nam

 

Khu vực xung quanh chùa Dâu có 12 làng phối hợp với nhau tạo ra một lễ hội đậm đà bản sắc Bắc Ninh. Hiện nay thay vì chỉ gói gọn lễ hội một ngày như trước thì thời gian đã được nới rộng ra. Hội Dâu diễn ra trong hai ngày mồng 8 và mồng 9 tháng 4, tuy nhiên mồng 8 vẫn là hội chính.

 

du lịch chùa DâuTrong lễ hội mọi người nườm nượp đến chùa cầu an cho bản thân và gia đình

 

Diễn ra trong lễ hội có khá nhiều hoạt động phong phú, trò giải trí dành riêng cho những ai không phải là Phật tử. Nổi bật nhất vẫn là hội rước tượng Pháp Vân hay còn gọi là tượng bà Dâu, Pháp Lôi, Pháp Vũ, ... từ nhiều chùa trong làng về với chùa chính. Mục đích của hội là để cầu bình an, mưa thuận gió hòa giúp cho dân cư ổn định, ấm no, thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch chùa Dâu ghé thăm.

 

Ngọc Hải (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)