Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Ninh Bình

Cập nhật kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình tự túc mới nhất

Thứ ba, 10/10/2023, 09:45 GMT+7

Hoa Lư là một huyện nằm gần trung tâm, cách thành phố Ninh Bình chỉ khoảng 18km và là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng đáng để tham quan. Hãy cùng Luhanhvietnam đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm nhiều kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình bổ ích.

test

Nên du lịch Hoa Lư thời gian nào đẹp?

Hoa Lư Ninh Bình là nơi tổ chức các lễ hội đặc sắc nhằm tưởng nhớ những vị vua đã có công dựng và cứu nước thời xa xưa. Để có những trải nghiệm ý nghĩa nhất, bạn nên ghé thăm Hoa Lư vào mùa khô (từ tháng 3 - tháng 11 năm sau) thay vì vào các mùa mưa lớn. Một số thời điểm sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm đặc biệt và tuyệt vời tại Hoa Lư Ninh Bình:

- Dịp đầu xuân: sau kỳ nghỉ Tết âm lịch, người dân ở Hoa Lư Ninh Bình sẽ tổ chức nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, ví dụ như: hội Đền La, lễ hội Báo Bản Nộn Khê, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ,...

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - mùa đẹpẢnh: @tit.3107

 

- Tháng 3: diễn ra lễ hội Trường Yên hay còn được gọi là hội Cờ Lau, một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất của Hoa Lư. Thời gian diễn ra từ ngày 8 đến 10 của tháng 3 âm lịch.

- Tháng 5: đây không chỉ là thời điểm có thời tiết dễ chịu, mà còn là mùa lúa chín tại Ninh Bình. Bạn có thể tham quan cánh đồng lúa trĩu hạt vàng óng ở các địa điểm như: Tam Cốc, Hang Múa,...

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - mùa đẹpẢnh: @teps91200

 

Hướng dẫn đi đến Hoa Lư Ninh Bình

Hoa Lư cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 20 phút chạy xe. Kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình tự túc bạn có nhiều phương án để di chuyển đến nơi này. Nếu không có phương tiện riêng, bạn cũng có thể đi bằng phương tiện công cộng đến Ninh Bình và thuê xe máy để tự mình đi khám phá.

 

1. Hướng dẫn đi tới Ninh Bình

- Bằng phương tiện công cộng: các tuyến xe Hà Nội - Ninh Bình xuất phát từ bến xe Giáp Bát và trả khách tại bến xe trung tâm Ninh Bình. Ngoài các tuyến xe này, bạn cũng có thể sử dụng bất kỳ tuyến xe nào khác từ Hà Nội đi vào các tỉnh miền Trung hoặc miền Nam như: xe Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh,... Các tuyến này hoạt động liên tục và số lượng nhiều.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - phương tiệnẢnh: @2liveis2eat

 

- Bằng phương tiện cá nhân: bạn có thể đi từ Hà Nội đến Ninh Bình theo đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình. Khoảng cách khoảng 90km, mất khoảng 1 tiếng để đến trung tâm TP. Ninh Bình. Từ đây, bạn có thể di chuyển đến Hoa Lư rất gần. Nếu sử dụng xe máy, bạn có thể đi theo đường QL1A cũ qua Hà Nam rồi đi theo hướng Ninh Bình - Thanh Hóa. 

- Bằng đường sắt: Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các ga: Ninh Bình, Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao. Vì vậy, dễ dàng đến Ninh Bình từ bất kỳ điểm nào trong cả Bắc và Nam bằng tàu Thống Nhất. 

  • Từ Hà Nội, có các chuyến tàu: SE1 (19h30), SE3 (22h00), SE5 (9h00), SE7 (6h00) và SE19 (20h05) đến Ninh Bình. 
  • Xuất phát từ Sài Gòn, chuyến tàu SE8 khởi hành lúc 6h00 và đến Ninh Bình lúc 13h15 ngày hôm sau là phù hợp nhất.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - đi lạiẢnh: @ha070583

 

2. Cách đi từ Ninh Bình đến Hoa Lư

Nếu bạn chỉ muốn đi đến Hoa Lư chơi rồi về chứ không nghỉ lại, kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình từ trung tâm bạn có thể thuê taxi hoặc xe ôm. Nếu đi nhóm đông người thì giá cũng không quá đắt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn kết hợp với việc tham quan nhiều điểm du lịch khác như: Tam Cốc Bích Động, Tràng An, Bái Đính,... thì nên thuê xe máy và đi theo một lịch trình vòng cung để đến tất cả các điểm, vì các điểm cũng không cách xa nhau lắm.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - đi lạiẢnh: @alx.fr

 

Các địa điểm du lịch Hoa Lư Ninh Bình nên đến

 

1. Tham quan các đền thờ

- Đền vua Đinh Tiên Hoàng: di tích quan trọng nằm trong khu vực được bảo vệ đặc biệt của khu di sản Cố đô Hoa Lư. Đền nằm ở xã Trường Yên - trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư thời xưa. Kinh nghiệm đi du lịch Hoa Lư Ninh Bình, đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ của ông, các con trai và cũng là nơi thờ các tướng triều Đinh.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - đền vua ĐinhẢnh: @lexson264

 

Địa điểm du lịch Ninh Bình này được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, với trục chính hướng về phía đông. Phía trước của đền là núi Mã Yên có hình dạng giống một cái yên ngựa, trên núi có lăng mộ của Vua Đinh Tiên Hoàng. Đền Vua Đinh được xây dựng trên nền của cung điện kinh đô Hoa Lư cổ. Xung quanh khu vực này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một mảng sân gạch có họa tiết hoa sen và đôi phượng vờn nhau. 

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - đền vua ĐinhẢnh: @lexson264

 

- Đền vua Lê Đại Hành: thờ Vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga, Lê Long Đĩnh cùng bài vị công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng Phạm Cự Lượng. Nằm ở thành Đông, kiến trúc cũng được xây dựng theo phong cách nội công ngoại quốc. Phía trước đền là khu quảng trường trung tâm của cố đô Hoa Lư và sát bên sông Sào Khê là núi Ðèn, phía sau của đền là hào nước được sử dụng để bảo vệ cố đô.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - đền vua Lê Đại HànhẢnh: @sodulich.ninhbinh

 

- Đền Phất Kim: nằm trong một khuôn viên khá nhỏ, gần cửa bắc và cạnh đường làng cổ Yên Thành. Đền có 3 tòa xếp theo kiểu chữ môn, quay nhìn vào sân trung tâm. Kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình, tương truyền, vị trí này trước kia là nền nhà của cung Vọng Nguyệt, nơi công chúa Phất Kim (con gái của vua Đinh Tiên Hoàng) từng sinh sống. Ở phía trước sân, có một cái giếng lớn hình lục lăng, được cho là nơi công chúa đã tự vẫn.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - đền Phất KimẢnh: @dulichninhbinh

 

2. Khám phá Hoa Lư Tứ Trấn

- Trấn Đông thờ Thần Thiên Tôn: một vị thần trong truyền thuyết được xem là thánh thần của kinh đô Hoa Lư thế kỷ 10. Trước khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, ông đã đến động và cử hành một nghi lễ tế để cầu nguyện sự giúp đỡ từ Thần Thiên Tôn trong cuộc chiến đó. Theo truyền thuyết, Thần Thiên Tôn được xem là một thiên thần, nguyên là một hoàng tử. Theo giấc mơ của hoàng hậu, người đã thấy mình nuốt mặt trời và sau đó mang thai sinh con vào ngày thứ 3, tháng 3 năm 625 và đó là ngày Huyền Nguyên.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - Trấn ĐôngẢnh: @truyenhinhdulich

 

- Trấn Tây thờ Thần Cao Sơn: là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 của vua Lạc Long Quân. Khi vâng lệnh vua anh là Hùng Vương thứ nhất đi từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng, đã phát hiện một loại cây có thân có thể sử dụng để làm bánh thay cho gạo. Ông đặt tên cho cây là Quang lang và đã dạy bảo và giúp đỡ người dân trong việc sản xuất và sinh sống, đồng thời bảo vệ họ khỏi các thế lực phá hoại. Do đó, người dân đã xây đền thờ để tưởng nhớ và tôn kính ông.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - Trấn TâyẢnh: @Fb Di sản Tràng An

 

- Trấn Nam thờ Thần Quý Minh: là một vị thủy thần có trách nhiệm bảo vệ và trấn giữ vùng chiêm trũng ải Sơn Nam trong thời kỳ của vua Hùng thứ 18. Ông là một vị thần tối cao, được nhà vua ở nhiều triều đại phong sắc và được nhân dân trong cả nước thờ cúng. Đền chính được xây dựng bởi vua Đinh Tiên Hoàng tại Tràng An ở cố đô Hoa Lư và về sau vua Trần Thái Tông đã cho xây dựng lại đền này với quy mô như ngày nay.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - Trấn NamẢnh: @vnexpress

 

- Trấn Bắc thờ Thần Khổng Lồ: hay Đức Thánh Nguyễn là một danh nhân sinh ra trên quê hương của Vua Đinh Tiên Hoàng. Ông đã có công tạo dựng và tu sửa nhiều di tích ở cố đô Hoa Lư. Truyền thuyết về ông miêu tả ông như một vị thần Khổng Lồ có khả năng đi lại bay lượn trên không, tạo ra những ngọn núi, hang động và hồ đầm,...

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - Trấn BắcẢnh: @cam_mi_le

 

3. Thăm các ngôi chùa cổ

Kinh đô Hoa Lư lúc mới hình thành cũng là trung tâm Phật giáo lớn. Ở đây, có nhiều chùa được xây dựng trong các hang đá vôi hoặc được tận dụng núi đá để làm chùa. Kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình 2 ngày 1 đêm, một số ngôi chùa cổ tiêu biểu để khám phá như:

- Chùa Nhất Trụ: hay chùa Một Cột cùng với đình Yên Thành được xây dựng bởi Vua Lê Đại Hành nhằm thúc đẩy Phật giáo. Hiện nay, cột kinh Phật trước chùa vẫn còn nguyên vẹn từ hàng ngàn năm trước và được coi là thạch kinh cổ nhất Việt Nam.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - chùa Nhất TrụẢnh: @najmisalim

 

- Động - Chùa Địch Lộng: là một quần thể di tích danh thắng bao gồm các kiến trúc như: đình đá với 16 cột đá nguyên khối, đền thờ Lý Quốc Sư, hồ bán nguyệt, 5 tháp cao 3 tầng và ba gian chùa Hạ. Trên cửa hang động có viết 6 chữ: "Nham Sơn động, Cổ Am tự". Hai bên cửa hang động có hai tượng Hộ pháp và trên mái vòm hang đá cao 8 mét treo một quả chuông nặng hơn một tấn, được đúc từ thời nhà Nguyễn. 

Có đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, đền thờ Đức Thánh Mẫu và 2 giếng ngọc, tượng ông Thiện và ông Ác cưỡi trên sư tử. Ngoài ra, còn có 3 tượng Tam Thế Phật mạ vàng và tượng Phật Bà Quan  m được tạo bằng đá xanh nguyên khối.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - chùa Địch LộngẢnh: @dulichninhbinh

 

- Chùa Bàn Long: được hình thành từ thời Đinh, thuộc địa phận làng Khê Đầu. Khi chúa Trịnh Sâm đến thăm đã tự tay đề ba chữ lớn "Bàn Long Tự" trên vách cửa. "Bàn Long" đề cập đến bệ đá hình rồng mà rồng ngồi trên đó. Trên tấm bia ghi trên vách núi có nêu rõ rằng từ thành cổ Hoa Lư, người ta theo núi đá về phía nam và đến làng Khê Đầu, thì tới chùa ở Ninh Bình nổi tiếng này.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - chùa Bàn LongẢnh: @rcmoureux

 

- Chùa Kim Ngân: ngôi chùa cổ nằm ở thôn Chi Phong, trong vòng thành phía tây. Nơi này từ lâu đã được sử dụng để cất giữ vàng bạc. Chùa từ xưa đã là nơi vui chơi của các công chúa. Đây cũng là nơi Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân đã hẹn hò và sinh ra Lý Thái Tông.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - chùa Kim NgânẢnh: @seabird_27.01

 

- Động Am Tiên: tựa như một thế giới riêng biệt. Tấm bia cổ từ thời Lý, chữ trên tấm bia đã mờ hết, tuy nhiên, tấm bia dựng thời vua Đồng Khánh, chữ viết vẫn còn rõ ràng, nói về việc tu sửa chùa và động. Đây là nơi mà vua Đinh Tiên Hoàng nuôi hổ báo để trừng trị những người phạm tội nặng. Thời Lý, nhà sư Nguyễn Minh Không đã ở trong hang tu học và tụng kinh thuyết pháp, xây bệ thờ Phật bên trong hang. Sau này, đã mở thành chùa để khách thập phương hành hương đến thăm.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - động Am TiênẢnh: @tr.phvy

 

Kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình: các lễ hội đặc sắc

 

1. Lễ hội đền Thái Vi

Lễ hội Đền Thái Vi diễn ra từ ngày 14 - 17/ 3 âm lịch nhằm ghi nhớ những vị vua nhà Trần đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Điểm đáng chú ý nhất của lễ hội là lễ rước kiệu, có sự tham gia của hơn 30 đoàn người đến từ các xã ở Hoa Lư, Ninh Bình. Nghi lễ thiêng liêng được tổ chức trước đền Thái Vi, và cuối cùng là phần hội với các trò chơi dân gian hấp dẫn, như múa lân, múa rồng, đấu vật, cờ người và bơi thuyền.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - lễ hội đền Thái ViẢnh: @nbtv

 

2. Lễ hội Đức Thánh Quý Minh Đại Vương

Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 18/3 âm lịch tại khu du lịch Tràng An nên còn được gọi là lễ hội Tràng An. Đây là một trong những lễ hội ở Ninh Bình truyền thống. Hàng năm, lễ hội này diễn ra nhằm tỏ lòng tri ân và tưởng nhớ đức Thánh Quý Minh Đại Vương cùng các vị Vua Trần và các tiền nhân đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước, nhằm mong ước cho quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - lễ hội Đức Thánh Quý Minh Đại VươngẢnh: @dantri

 

Đặc biệt, lễ hội diễn ra trong không gian thiên nhiên đẹp của những dòng nước trong xanh, những hang động kỳ ảo và giữa những ngọn núi hùng vĩ. Lễ hội không chỉ đem lại niềm vui cho người dân Ninh Bình mà còn góp phần khơi dậy tình yêu nước, lòng tự hào và tinh thần đại đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - Hội Đức Thánh Quý Minh Đại VươngẢnh: @laodong

 

4. Lễ hội Trường Yên

Lễ hội Trường Yên được tổ chức hàng năm từ ngày 10 - 13/3 âm lịch để tưởng nhớ công trạng lớn lao của hai vị anh hùng dân tộc là Hoàng Đế Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, trong việc xây dựng và phát triển đất nước Đại Cồ Việt. Kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình đây là lễ hội quan trọng nên sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa nếu có thời gian bạn nên đến và tham gia.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - lễ hội Trường YênẢnh: @dulichbinhduong

 

Ăn gì khi du lịch Hoa Lư?

 

1. Cơm cháy 

Cơm cháy Hoa Lư không phải là một món ăn truyền thống của Ninh Bình, tuy nhiên nó được sáng tạo bởi con người gốc Ninh Bình và lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Mặc dù có hình thức đơn giản nhưng món cơm cháy này đã phát triển và trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của vùng với hương vị đậm đà, ăn vào giòn tan không thể quên đi.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - cơm cháyẢnh: @pasgo

 

2. Thịt dê núi Ninh Bình

Thịt dê là một trong những món ngon Ninh Bình vô cùng nổi tiếng bởi nó có độ săn chắc đặc trưng và mùi thơm. Loại thịt này ít mỡ nên được ưa chuộng bởi nhiều du khách. Bên cạnh đó, món ăn độc đáo này còn đi kèm với những loại rau thường được tìm thấy ở Ninh Bình như: cà gai leo, bầu trích, xoan dù,... các loại rau này hòa quyện tạo nên vị đậm đà và đặc trưng cho món ăn.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - thịt dê núiẢnh: @bardeev

 

3. Ốc núi Ninh Bình

Ốc núi Ninh Bình là một loại ốc hiếm thấy, thường gặp ở các dãy núi đá vôi như Hoa Lư và sống trong các hang đá. Chúng thường xuất hiện vào sáng sớm trong mùa mưa từ tháng 4 - tháng 8 để kiếm ăn và sinh sản. Thịt của loại ốc này có vị ngọt và mùi thuốc bắc đặc trưng. Nó có thể được sử dụng để nấu thành các món ăn hấp dẫn như: ốc hấp gừng sả, ốc nướng, xào me hoặc ốc trộn gỏi,...

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - ốc núiẢnh: @mia

 

Lịch trình du lịch Hoa Lư 1 ngày gợi ý

Kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình 1 ngày, bạn có thể tham khảo lịch trình xuất phát từ Hà Nội - Tràng An - Bái Đính - Hoa Lư như sau: 

  • 7h00 - 8h30: di chuyển từ Hà Nội, nếu đi theo đường cao tốc, bạn chỉ cần mất khoảng một tiếng để đến Ninh Bình. Từ đây, bạn tiếp tục đi đến khu danh thắng Tràng An
  • 9h00 - 13h00: tham quan khu du lịch Tràng An bằng thuyền và khám phá các địa điểm tại đây. Sau khoảng 2 - 3 giờ, bạn tiếp tục đi đến di tích cố đô Hoa Lư, tham quan đền thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Có thể dùng bữa trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng nào đó. 
  • 16h00: tham quan chùa Bái Đính, một quần thể chùa nổi tiếng nhất ở Việt Nam với nhiều kỷ lục được xác nhận. Sau khi hoàn thành việc tham quan, bạn có thể quay trở về Hà Nội.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - lịch trìnhẢnh: @th.evrtt

 

Lưu ý khi du lịch Hoa Lư

Để đảm bảo chuyến du lịch tới Hoa Lư Ninh Bình trở nên thú vị và hoàn chỉnh hơn, các bạn nên lưu ý những điều sau đây:

- Cố đô Hoa Lư là một di tích nổi tiếng về lịch sử, văn hóa và tâm linh. Vì vậy, khi bạn đến tham quan, hãy ăn mặc lịch sự, nghiêm túc và tuân thủ quy định. Đồng thời, hãy giữ gìn trật tự và không vứt rác bừa bãi.

- Nếu bạn tự đi du lịch, hãy xem trước bản đồ để dễ dàng di chuyển trong hành trình của mình.

- Vì hầu hết các di tích trong khu Cố đô Hoa Lư đều nằm ngoài trời nên hãy mang theo mũ, kem chống nắng, nước uống và những vật dụng cần thiết để sử dụng ngay khi cần.

 

kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình - lưu ýẢnh: Tuấn Anh

 

>>Xem thêm: Chùm tour du lịch Ninh Bình giá tốt

 

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Hoa Lư Ninh Bình đầy đủ và chi tiết cho những ai đến lần đầu. Hy vọng rằng với thông tin trên, bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và thú vị nhất tại điểm đến du lịch nổi tiếng này!

 

Hà Lê (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)