Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Bắc Ninh

Về thăm Đền Đô – nơi ngự trị của các vua triều Lý

Thứ hai, 29/07/2019, 21:20 GMT+7

Bắc Ninh nổi tiếng là thành phố mang nhiều giá trị truyền thống, tinh túy dân tộc của khu vực phía Bắc. Vùng đất kỳ bí này là nơi tọa lạc của nhiều địa điểm du lịch thu hút, những ngôi chùa, ngôi đền linh thiêng mang đậm dấu ấn cổ xưa. Và một trong những ngôi đền như thế có ở Bắc Ninh chính là đền Đô – đền thờ dành riêng cho các vị vua thời Lý.

test

Lịch sử đền Đô

Theo khảo cổ học ghi nhận, đền Đô được hình thành từ rất sớm vào giữa những thập niên của thế kỷ XI. Đó là thời kỳ nhà Lý trị vì, thời khắc của hào khí Thăng Long đang ngút ngàn. Hiện nay đền nằm tại huyện Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, tức là cách hơn 20 km so với thủ đô Hà Nội. Ngôi đền nằm tại vùng đất yên bình, thấm nhuần tư tưởng ông cha đất tổ.

 

đền ĐôĐền Đô có phong cảnh thơ mộng trữ tình

 

Sử sách viết về sự hình thành của đền Đô nói rằng ngôi đền này bắt đầu khởi nguồn từ sự thương nhớ hướng về quê cha đất tổ, sự tôn sùng của người dân bấy giờ với người đã dựng lên nhà Lý, vua Lý Công Uẩn. Theo đó khi vừa mới đăng quang, vua nhớ lại nguồn cội nên đã thực hiện một chuyến hồi hương thăm lại quê cha mẹ. Trong suốt thời kỳ tại vị, vua vẫn thường xuyên di chuyển về lại nơi chôn rau cắt rốn. Về sau khi vua băng hà, vua mới kế vị là vua Lý Thái Tông đã làm theo di nguyện của cha trước lúc lâm chung là muốn ở gần những người dân yêu thương, trở lại mảnh đất quê hương. Do đó, vua Lý Thái Tổ đã cho người tu sửa lại nhà cũ của vua Lý Công Uẩn và lấy đó làm nơi thời tự hương khói đời sau. Kể từ đó, nơi này trở thành nơi tưởng nhớ các vị vua nhà Lý, nhân dân tôn kính gọi là đền Đô.

 

đền ĐôKhu vực cổng vào của đền

 

Tổng cộng đền Đô thờ tự 8 vị vua triều Lý. Đầu tiên phải kể đến vua Lý Thái Tổ tức Lý Công Uẩn, người có công lớn mở ra triều đại huy hoàng của nhà Lý. Tiếp đến là vua Lý Thái Tông, vị vua tài giỏi lấy đức trị vì, có được lòng tin của quần thần và dân chúng, sử học đánh giá thời kỳ ông trị vì chính là khởi đầu cho thời kỳ thịnh vượng nhất của triều đại. Ngay sau đó là sự kế thừa của vua Lý Thánh Tông, người đem lại thời kỳ phát triển kinh tế lẫn ổn định đất nước, xứng đáng là sự thừa kế phù hợp nhất. Triều đại của vua Lý Nhân Tông mở ra tiếp sau đó cũng chứng kiến sự phồn thịnh tiếp nối các đời trước mà các vua hết mình gây dựng. Vua Lý Thần Tông lên ngôi dù còn nhỏ tuổi nhưng những đóng góp của ông cho nhà Lý là không thể chối cãi. Thời kỳ vua Lý Anh Tông có thể coi là giai đoạn đất nước ổn định cuối cùng trước khi bước vào cuộc hỗn loạn từ vua Lý Cao Tông và vua Lý Huệ Tông.Như vậy đền Đô vừa là sự tôn sùng của người dân vừa mang trách nhiệm lưu giữ những gì trân quý mà các vị vua nhà Lý còn lưu truyền được đến ngày nay.

 

đền ĐôVẻ đẹp cổ kính tại đền Đô có những góc chụp rất đẹp

 

Kiến trúc ấn tượng của đền Đô

Với sự hình thành qua nhiều thế kỷ, đền Đô không tránh khỏi tình trạng bị hư hỏng, bào mòn của thời gian và đặc biệt là trong thế kỷ XX những cuộc chiến tranh tàn khốc bảo vệ đất nước đã khiến ngôi đền bị tàn phá nặng nề. Chính quyền địa phương đã phải tu sửa lại nhiều lần dựa trên lối kiến trúc nhà Lý, dấu tích còn in lại.

 

đền ĐôĐây là điểm du lịch hoàn hảo để khám phá lịch sử dân tộc

 

Ngôi đền nằm giữa mảnh đất trống, rộng tới 31.000 m2. Mang kiến trúc cung đình thờ tự cho các nhà vua nên đền Đô mang vẻ đẹp đậm chất cung đình. Tuy nhiên chính sự thay đổi đáng kể trong quá trình tu sửa lại khiến đền có gì đó cũng gần gũi chốn dân gian, đó chính là sự giao hòa, kết hợp độc đáo giữa những gì tinh túy nhất của bản sắc dân tộc. Tổng quan các ngôi đền, điểm dừng chân và khuôn viên được phân bổ, sắp xếp khá hợp lý, hòa giữa sự nhân tạo với thiên nhiên làm nên một không gian khoáng đạt. Có thể nói kiến trúc ở đền Đô không gây cảm giác nặng nề, bí bách giống như những nơi linh thiêng thông thường mà thay vào đó là một điểm du lịch hài hòa, dễ chịu cho bất cứ ai mong muốn khám phá, tìm về nguồn cội.

 

đền ĐôVẻ đẹp hoài cổ mang đậm chất cung đình xưa

 

Cổng chính vào đền được gọi là Ngũ Long Môn với những hình khắc, chạm trổ hoa văn uốn lượn mái vòm. Trong đó nổi bật lên là hình năm con rồng, ý là tượng trưng cho sự bay cao thịnh vượng của triều đại Lý gia. Trung tâm ngôi đền cũng là chính điện có sự uy nghiêm kỳ bí, nơi đây là nơi thờ vua Lý Thái Tổ với những hạc trầu xung quanh. Hầu như quanh năm điện chính này đều được người dân thắp khói hương nghi ngút. Bên trong chính điện có bức Chiếu dời đô nổi tiếng của vua Lý Thái Tổ được viết vào năm 1010. Bên phải là bản tuyên ngôn độc lập được coi là đầu tiên của nước ta của Lý Thường Kiệt. Đằng sau điện là hậu cung cũng là nơi đặt bàn thờ chính của của 8 vị vua đời nhà Lý.

 

Hình 6. Ảnh minh họaBức Chiếu dời đô nổi tiếng của vua Lý Thái Tổ được viết vào năm 1010

 

Tại khuôn viên ngôi đền tiếp tục trưng bày bức chiếu dời đô với chiều dài lên tới hơn 8 mét được làm bằng gốm Bát Tràng. Đây là chiếu thư lớn nhất Việt Nam được tạo ra từ lò gốm Bát Tràng. Xung quanh bức chiếu được chạm khắc tỉ mỉ, nét vẽ cầu kỳ nhưng rất tinh tế mang kiến trúc truyền thống cung đình. Trong đền Đô còn có nhiều nhà kèn, nhà bồng cho du khách nghỉ chân. Những kiểu nhà này thường xếp chồng mái diêm, 8 mái cong bốn cạnh, đầu rồng cao vút khí thế hiên ngang. Ngoài ra còn có nhà để kiệu thờ, nhà tiền tế hay nhà để ngựa thờ, các nhà được phân tách ra từng khu riêng biệt, nhằm phù hợp với từng hoạt động.

 

đền ĐôCứ đến dịp tết đến xuân về là đền Đô tấp nập người tới tham quan

 

Đặc biệt còn một khu vực khá thú vị, đó là phía đông ngôi đền là nhà bia đền Cổ Pháp. Nơi đây như là cuốn sổ ghi chép lại lịch sử những sự kiện quan trọng khi đền Đô được xây dựng. Những tấm bia đá này là sự cống hiến hết mình, mong muốn lưu giữ lại những sự thật mà nhà Lý ghi nhận do tiến sỹ Phùng Khắc Khoan biên soạn vào năm 1605.

 

44760771Nhà bia đền Cổ Pháp

 

Xem thêm các tour du lịch miền Bắc tại đây

 

Ngọc Hải (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)