Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Ấn Độ

Đến du lịch Ấn Độ đừng bỏ lỡ pháo đài Red Fort nổi tiếng

Thứ tư, 15/04/2020, 12:54 GMT+7

Chỉ cách đền Taj Mahal khoảng chừng 2,5km, pháo đài Red Fort là công trình được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2007. Và đây cũng là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm. 

test

Đôi nét về pháo đài Red Fort

Pháo đài Red Fort hay còn được người dân bản xứ gọi là Lal Qila, nằm ở trung tâm thành phố New Delhi đông đúc nhộn nhịp bên bờ sông Yamuna. 

Pháo đài Red Fort là cung điện dành cho hoàng đế Mughal ở Shahjahanabad, sở dĩ gọi là pháo đài đỏ do công trình được xây dựng bằng những bức tường khổng lồ từ đá sa thạch. Pháo đài có tường vây chung quang cao đến 16m, dài 2,5km, nơi đây đã từng được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất ở thế kỉ XVII, bởi sự kết hợp tinh túy từ ba trường phái kiến trúc là Ấn Độ, Hồi giáo Iran và kiến trúc phương Tây. 

 

Đến Ấn Độ đừng bỏ lỡ pháo đài Red Fort nổi tiếng(Ảnh: @lovewithtravel)

 

Đến Ấn Độ đừng bỏ lỡ pháo đài Red Fort nổi tiếng(Ảnh: @xtremeroads)

 

Cùng với đền Taj Mahal, pháo đài đỏ nổi tiếng về sự sang trọng với đá hoa cương, và bạc và một khối lượng lớn châu báu xây dựng nên. Qua sự thay đổi về thời gian, các vật báu không tránh khỏi mất mát, một số cung điện được xây dựng ban đầu đã bị hủy hoại thế nhưng dấu vết thành trì còn lại đến ngày nay vẫn để lại những ấn tượng sâu sắc đối với người dân và du khách quốc tế. 
 

Kiến trúc của pháo đài Red Fort

Bên trong pháo đài Red Fort, từng tòa kiến trúc mang những chức năng riêng dành cho hoàng tộc Ấn Độ ngày xưa là những câu chuyện đầy thú vị về sự thịnh vượng cảu một vương triều Shah Jahan năm xưa. Dưới trị vì của triều đại Mughal mỗi khi có một vị vua lên ngôi đều có những cung cách thiết triều riêng, thể hiện quyền lực và uy thế thông qua nơi thiết triều. Pháo đài Đỏ cũng vậy, nơi thiết triều được xây dựng với lối kiến trúc vòm nối liên hoàn, chính giữa tòa nhà là một bệ đá cao được làm từ đá cẩm thạch trắng với nét khảm các loại đá quý. 

 

Đến Ấn Độ đừng bỏ lỡ pháo đài Red Fort nổi tiếng(Ảnh: @selin_ista)

 

Đến Ấn Độ đừng bỏ lỡ pháo đài Red Fort nổi tiếng(Ảnh: @andy_toji)

 

Sự lộng lẫy, tinh tế từ vẻ đẹp của mỗi tòa kiến trúc ở pháo đài Red Fort được xem là một biểu tượng thể hiện sự quyền lực, thịnh vượng và trên hết đó là các giá trị nghệ thuât kiến trúc vượt thời gian.

 


Một vòng khám phá pháo đài Red Fort

Sự nhộn nhịp và đông đúc ở ngay lối vào chính của pháo đài Red Fort đã nói lên phần nào sự hấp dẫn của địa điểm này rồi. Sau khi xếp hàng chờ để qua cổng kiểm tra an ninh, bạn có thể "thuê" những người hướng dẫn du lịch chờ sẵn để họ dẫn bạn đi khám phá và kể những câu chuyện lịch sử cũng như kiến trúc của từng căn phòng trong pháo đài.

 

Đến Ấn Độ đừng bỏ lỡ pháo đài Red Fort nổi tiếng(Ảnh: @margauxbucher)

 

Đến Ấn Độ đừng bỏ lỡ pháo đài Red Fort nổi tiếng(Ảnh: @enjieat)

 

Để tham quan được hết nơi này, bạn sẽ phải mất khoảng 2 tiếng đồng hồ, đi qua nhiều dãy phòng khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau như: nơi thiết triều của Vua, nhà cầu nguyện, nhà ăn,... mỗi nơi đều có một vẻ đẹp cũng như kiến trúc riêng góp phần tạo nên một "thiên đường mặt đất". Thời điểm đẹp nhất để tham quan pháo đài Red Fort trong ngày đó là khoảng 10h sáng, lúc đó bạn có thể nhận thấy những tia nắng xuyên qua những ô cửa sổ cực đẹp. Bạn hãy chú ý thời gian và sắp xếp chuyến du lịch Ấn Độ  của mình một cách hợp lý nhé.

Càng vào sâu bên trong, bạn sẽ cảm thấy con người thật nhỏ bé làm sao khi xung quanh là những dãy tường thành cao chót vót để bảo vệ Pháo đài từ những phiến đá sa thạch đỏ khổng lồ, được sắp xếp gọn gàng chắc chắn, khó mà có thể xâm nhập được.

 

Đến Ấn Độ đừng bỏ lỡ pháo đài Red Fort nổi tiếng(Ảnh: @berthadiana)

 

Đến Ấn Độ đừng bỏ lỡ pháo đài Red Fort nổi tiếng(Ảnh: @palmroads)

Bước chân ra khỏi những căn phòng xa hoa tráng lệ ấy đó là một khu vườn rộng, ngày trước khu vườn này được trồng những cây nho xinh đẹp. Rồi tới một khoảng sân ngày xưa thường diễn ra những phiên chợ cuối tuần để mọi người có thể trao đổi, buôn bán nông sản, sản vật với nhau. 

Đi qua khuôn viên này là bạn đã đến cổng ra của pháo đài Red Fort, đọc được đi bạn có thể sẽ gặp nhiều những chú sóc nhỏ nhắn, chạy lon ton băng qua đường hay là trên những cành cây xung quanh. Nhìn vô cùng thích mắt. 

 

Một số lưu ý khi đến pháo đài Red Fort

- Vé tham quan pháo đài đỏ Red Fort có 2 mức giá dành cho khách quốc tế là khoảng 550 ruppee tương đương khoảng 179.000 vnđ, và khách nội địa là khoảng 40 ruppee tương đương khoảng 13.000 vnđ. 

- Pháo đài mở cửa từ 6h sáng đền 6h tối, nhưng thực tế là thời gian mở cửa muộn nhất là 3h chiều mà thôi. Cho nên bạn nên canh giờ để đến nơi này nhé.

- Khi vào bên trong pháo đài, bạn chỉ nên mang balo hoặc túi xách đơn giản, nhỏ gọn. Bở vì ở Ấn Độ, khi vào các ngôi đền bạn không được mang những thứ như đồ ăn, đồ chơi, đồ makeup,... và dĩ nhiên những thứ nguy hiểm như dao, kéo, bật lửa thì càng không thể được mang vào rồi. Bạn cũng có thể mang theo máy ánh, nhưng mà flycam thì không được mang vào nhé. 

Đúng là "trăm nghe không bằng mắt thấy", bạn hãy đến ngay pháo đài Red Fort để tìm hiểu về pháo đài nổi tiếng này cũng như dành một ngày sống chậm giữa dòng người đông đúc để nghe nhiều hơn về lịch sử đất nước, con người Ấn Độ nhé. 

Thái Hà (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)