Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Côn Đảo

Lưu ngay kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm cầu may mắn và bình an

Thứ năm, 21/01/2021, 16:26 GMT+7

Là một trong những địa danh lịch sử linh thiêng mang dấu ấn quan trọng tại Việt Nam, Côn Đảo chứng kiến biết bao đau thương, hiện vật còn lưu lại, hài cốt của các chiến sĩ được chôn cất tại đây cùng với các địa danh tâm linh nổi tiếng nên là địa điểm mà mọi người hay đến cầu may, lễ tạ. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm để biết rõ hơn về hoạt động ý nghĩa này. 

test

Thời gian đi lễ cuối năm thích hợp

Lựa chọn đi lễ cuối năm ở Côn Đảo tại một số địa điểm như: chùa Núi Một, miếu bà Phi Yến hay viếng nghĩa trang Hàng Dương,… có thể đến bất cứ thời điểm nào trong ngày. Riêng chỉ có đến viếng mộ Cô Sáu, mùa mọi người đi lễ đông nhất là từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 Âm lịch. Khung giờ tốt nhất để đến hàng ngày là sau 22h đêm (giờ Tý), vì đây là khung giờ linh thiêng nên mọi ước nguyện sở cầu của du khách sẽ thành hiện thực. 

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - viếng chùa Núi MộtẢnh: @keindydao

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - viếng mộ Cô Sáu ban đêmẢnh: @ttbabypinky

 

Địa điểm đi lễ ở Côn Đảo cuối năm

Côn Đảo được ví như một minh chứng hào hùng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo, không khí linh thiêng bao trùm với các điểm đến tâm linh mỗi nơi mang trong mình câu chuyện đầy ý nghĩa. Là nơi mọi người đến thăm viếng, gửi gắm niềm tin và mong ước của mình. Một số cái tên hàng đầu phải kể đến như:

 

Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang lớn và nổi tiếng tại Côn Đảo cũng như khắp nước ta, nơi đây hiện hiện có hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ. Đó là những chiến sĩ cách mạng, những người Việt yêu nước đã phải bỏ mạng sống dưới những đòn roi tra tấn dã man của của chính quyền thực dân Pháp trong hơn 100 năm tại nhà tù Côn Đảo, trong đó có các cái tên nổi bật như: Lê Hồng Phong, Võ Thị Sáu,… Khách du lịch đến đây thường ghé vào thắp nén nhang, dành phút tĩnh lặng đến tưởng nhớ đến công ơn to lớn của họ. 

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - nghĩa trang Hàng DươngẢnh: @tjtote

 

Viếng mộ Cô Sáu

Mộ Cô Sáu hay chiến sĩ Võ Thị Sáu hiện nằm tại khu C của nghĩa trang Hàng Dương. Điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai khi đặt chân đến Côn Đảo, đặc biệt là những dịp Lễ, Tết và ngày giỗ Cô vào tháng 1. Bởi theo kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm người anh hùng gắn liền với những giai thoại linh thiêng, được xem như biểu tượng linh thiêng luôn che chở cho mảnh đất này. Những người con của đảo, du khách đến đây thành tâm dâng lễ, cúng bái sẽ luôn được phù hộ.

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - viếng mộ Võ Thị SáuẢnh: @bh.2212

 

>>Xem thêm: Về Côn Đảo linh thiêng, bạn đã biết nghi lễ viếng mộ cô Sáu

 

Chùa Núi Một

Chùa Núi Một hay còn có tên gọi khác là Vân Sơn Tự, kiến trúc tuyệt đẹp tọa sơn hướng thủy. Đây không chỉ là danh thắng mang trong mình những ý nghĩa về lịch sử và văn hóa. Mà còn điểm đến linh thiêng thu hút bà con trên đảo cũng như khách du lịch đến hành hương, cầu nguyện. Hàng ngày, chùa lúc nào cũng đông đúc, mọi người đến vái Phật cầu mong cho anh linh các liệt sĩ đã ngã xuống được siêu độ cũng như mong cho bản thân gia đạo luôn được bình an. 

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - viếng chùa Vân Sơn TựẢnh: @tranghinnnn

 

Miếu Bà Phi Yến

An Sơn Miếu là nơi từ xưa được người dân ở đây lập nên để thờ Bà Phi Yến, vợ của vua Nguyễn Ánh. Một người phụ nữ kiên trung và đức hạnh, có cuộc đời bi thương nhưng luôn son sắt cho đến khi lìa đời. Ngoài ra, ở đây còn có mộ của con trai bà hoàng tử Cải. Dân gian truyền tai nhau nơi này rất thiêng nên lúc nào cũng hương khói đỏ rực, đông đúc người đến cầu nguyện.

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - thắp hương ở miếu bà Phi YếnẢnh: @mynguyen2609


Con dân trong làng đến mong bà mách bảo cho về những điềm lành, điềm dữ. Du khách thập phương cũng chuẩn bị lễ tạ vào các dịp đến đây. Để cầu khẩn được sự đạo bình an, tài lộc cho bản thân, gia đình. Và đặc biệt là những người lẻ bóng mong tìm được tình duyên như ý sẽ đến. Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm từ 17 - 18/10 Âm lịch là ngày giỗ Bà nơi này luôn đông đúc với nhiều hoạt động ý nghĩa.

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - thăm miếu bà Phi YếnẢnh: @cunghaidi

 

Miếu Bà Ngũ Hành

Nơi đây còn được người dân gọi là miếu Cô Năm, địa điểm linh thiêng và có ý nghĩa quan trọng. Miếu được người dân lập nên để thờ 5 vị thần trông coi 5 nghề khác nhau trên đảo: Kim (kim khí, kim loại), Mộc (cây gỗ), Thủy (nước nôi), Hỏa (củi lửa), Thổ (đất đai). Với mong muốn được thuận buồm xuôi gió, bình an làm ăn thuận lợi. Nên không chỉ người dân mà khách du lịch cũng yêu thích đến đây cúng viếng, nhất là vào dịp đi lễ tạ cuối năm.

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - miếu bà Ngũ HànhẢnh: @Taucaotoc

 

Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm: Chuẩn bị đồ lễ

Chuẩn bị đồ trước khi đi lễ Côn Đảo cũng cần phải lưu ý quan trọng. Nếu muốn chu đáo thì nên sắm trước ở nhà mang đi, còn không thì đến những khu chợ hay cửa hàng ở trung tâm Côn Đảo cũng có bán sẵn theo những bộ cho từng nơi khác nhau. Đi lễ côn đảo cần sắm những gì? Tham khảo những bộ chủ yếu cần thiết:

- Đồ viếng các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang có: cờ Tổ quốc, mũ tai bèo, quần áo và giầy dép bộ đội, khăn rằn thêm vài bó nhang để thắp hương xung quanh.

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - đồ lễ đi chùaẢnh: @toan.t.vo

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - hoa đi chùaẢnh: @96hoangnhia

 

- Đồ lễ miếu Bà, miếu Cậu, chùa Núi Một: hoa tươi màu trắng, trái cây, bánh kẹo, nhang. Hoặc bạn cũng có thể mang theo bó hoa trắng thành tâm cúng kiếng và công đức bằng tiền nếu không mang theo lễ. 

- Lễ viếng mộ Cô Võ Thị Sáu không thể thiếu 7 món chính: nón lá đặt ngửa sau đó sắp lên trên một bộ gương lược, giấy tiền vàng bạc, sấp các thỏi vàng, chai nước suối, bó nhang và không quên bó hoa màu trắng đặc trưng

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - lễ tạ mộ Cô SáuẢnh: @luukha410

 

 

Trình tự đi lễ ở Côn Đảo

Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm sau khi đã sắm đầy đủ lễ thì tìm hiểu về trình đi cũng rất cần thiết. Không có quy định nào cụ thể, mỗi người có một cách đi riêng nhưng đa phần mọi người sẽ làm theo những bước sau.

- Buổi sáng, đến nghĩa trang Hàng Dương vào lễ và thắp hương ở chỗ tượng đài lưu niệm. Sau đó đi thăm mộ một số nhân vật nổi tiếng từ khu A đến khu D. Đến mộ Cô Sáu thì du khách chỉ đến thắp hương còn lễ chính sẽ diễn ra vào lúc 10 giờ đêm hàng ngày. Trên đường đi về ghé vào nhà tù Côn Đảo, chùa Núi Một, miếu Bà để thắp hương.

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - đi nghĩa trang Hàng DươngẢnh: @boduong.46
 

- Buổi tối, đến nghĩa trang trước để làm lễ tại khu vực Đài tưởng niệm các chiến sĩ trước khi tiến hành ra phần mộ Cô Sáu. Bày biện đồ lễ và dâng lên mộ Cô sau đó chờ đến lượt mình vào làm lễ, do lượng khách đông nên phải kiên nhẫn chờ đợi, không chen chúc và xô lấn nhau. 

 
kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - quy trình đi lễẢnh: @trangthungo93

 

Một số lưu ý khác khi đi lễ Côn Đảo

- Theo kinh nghiệm cẩm nang Côn Đảo, các địa điểm để đi lễ ở đây đều là nơi rất linh thiêng, do vậy trước khi đến bạn phải chọn trang phục cẩn thận. Tốt nhất là mặc đồ lam đi lễ hoặc không thì quần áo dài kín đáo, hông được hở hang làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm. 

- Không gây ồn ào, nói năng thô lỗ ảnh hưởng đến những người đi lễ xung quanh. 

- Đi lễ đúng quy trình, đúng thời gian cho từng nơi. 

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - ăn mặc lịch sựẢnh: @joy.nguyen649

 

kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm - sắm đủ đồ lễẢnh: @nhv_5

 

Côn Đảo những ngày cuối năm, khung cảnh thiên nhiên trở nên bình yên và trữ tình hơn. Không chỉ tham quan nghỉ dưỡng, du khách đến đây đừng quên ghé những địa điểm linh thiêng để cầu may mắn, tạ ơn một năm bình an thuận hòa. Hy vọng với những kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo cuối năm trên mọi người sẽ có một chuyến đi đầy ý nghĩa để kết thúc một năm vẹn tròn, nhiều niềm vui!

 

Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)