Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Hà Nội

Đến làng cổ Đường Lâm lạc vào cổ trấn bình yên ngay sát Hà Nội

Thứ năm, 18/03/2021, 09:33 GMT+7

Thủ đô chẳng chào đón ta bằng cái vẻ trẻ trung, sôi động như vùng đất Sài Thành mà khiến ta luôn chìm trong những ảo mộng về một thời quá khứ xa xưa. Ta thấy ở đó bóng dáng của kinh đô thuở trước. Dường như mảnh đất ngàn năm hiến cứ mãi ôm ấp một hình bóng huyền diệu như thế khiến nhiều người yêu mãi những không gian cổ tồn tại hàng trăm năm. Trong đó nổi bật nhất có lẽ chính là làng cổ Đường Lâm. Một lần đến với Hà Nội ai ai cũng dặn lòng phải ghé qua đây để thấy được dáng vẻ xưa cũ một thời, thấy dấu ấn thời gian in đậm trên từng viên ngói, thấy cuộc sống nhẹ nhàng, bình dị cứ thế mà trôi qua. 

test

Giới thiệu về làng cổ Đường Lâm Hà Nội 

Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận ở H. Sơn Tây, cách trung tâm thành phố tầm 44km. Đây chính là quê hương của Phùng Hưng, Ngô Quyền nên còn được biết đến là vùng "đất hai vua". Cho đến ngày nay thì ngôi làng cổ này vẫn đang giữ được những nét đặc trưng thuần túy nhất của một làng quê Bắc Bộ với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, cổng làng,... cùng gần 1000 ngôi nhà truyền thống. 

 

Giới thiệu làng cổ Đường Lâm (Ảnh: hoaithuong.112)

 

Đôi nét về làng cổ Đường Lâm (Ảnh: ntdao98)

 

Làng cổ Đường Lâm Hà NôiNgôi làng cách trung tâm Hà Nội tầm 44km 

 

Vào năm 2006, làng cổ Đường Lâm đã vinh dự trở thành ngôi làng cổ đầu tiên của Việt Nam được Nhà nước tặng bằng "Di tích lịch sử văn hóa quốc gia". 

 

Du lịch làng cổ Đường Lâm (Ảnh: thanhtam245)

 

Khung cảnh đẹp ở làng cổ Đường Lâm (Ảnh: __lhtrang__)

 

Thời điểm thích hợp để du lịch làng cổ Đường Lâm

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội thì du khách có thể tới làng cổ Đường Lâm vào bất kể thời gian nào. Tuy nhiên khi mùa lúa chín và mùa lễ hội là thời điểm thích hợp hơn cả. 

 

Mùa lễ hội

Mùa lễ hội tại làng Đường Lâm thường sẽ được diễn ra vào tháng 1 Âm lịch. Lễ ở làng Mông Phụ sẽ bắt đầu từ ngày 4/1 và kết thúc vào 10/1 âm lịch. Lễ tế Thành hoàng cũng được tổ chức với nhiều hoạt động như dâng gà, dâng lợn, rước kiệu,... Sau đó thì dân làng sẽ cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian như cờ tướng, cờ người, chọi gà, bịt mắt bắt vịt,... Tới Đường Lâm trong thời điểm đó du khách mọi nơi sẽ được đắm mình vào không khí lễ hội náo nhiệt và thưởng thức những món ăn ngon. 

 

Thời gian du lịch làng cổ Đường Lâm (Ảnh: ploee_)

 

Mùa lúa chín

Vào khoảng tháng 5, 6 làng cổ Đường Lâm bước vào mùa lúa chín và lượng du khách đổ về đây cũng tấp nập nhất. Khắp các con đường, ngõ nhỏ đều được rải đầy thóc, rơm khô vẽ nên một bức tranh làng quê ấm no, bình yên. 

 

Nên đến làng cổ Đường Lâm vào thời gian nào (Ảnh: vietlong__)

 

Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
 

Xe buýt

Để đến được làng cổ Đường Lâm bạn có thể đi xe buýt ở một số tuyến như: xe buýt 71, xe buýt 73, xe buýt 89. Thường xe buýt sẽ trả khách ở bến xe Sơn Tây. Từ đây bạn hãy bắt taxi hoặc xe ôm để đến làng cổ nha. 

 

Xe buýt đến làng cổ Đường Lâm Xe buýt

 

Phương tiện cá nhân

Nếu đi bằng phương tiện cá nhân thì bạn có hai lộ trình để tham khảo: 

Hướng 1: Đi hướng Đại lộ Thăng Long, khi đến ngã ba Hòa Lạc thì rẽ phải, đi tiếp theo đường 21 qua Sơn Lộc sẽ bắt gặp một ngã tư giao với đường 32. Ở đó có một biển chỉ dẫn vào làng Đường Lâm. 

Hướng 2: Đi dọc đường 32 để đến thị xã Sơn Tây, bắt gặp ngã tư giao với đường 21 thì có một lối rẽ nhỏ dẫn vào làng cổ ở phía tay trái. 

 

Phương tiện đến làng cổ Đường Lâm Lựa chọn phương tiện cá nhân

 

Xe khách

Du khách cũng hoàn toàn có thể đi xe khách tuyến Mỹ Đình - Phú Thọ để đến với làng cổ Đường Lâm. Thời gian di chuyển sẽ mất tầm 1 tiếng 15 phút.

 

Xe khách đến làng cổ Đường Lâm Xe khách

 

>>Xem thêm: Bạn đã biết những điều phải làm khi tới Hà Nội chưa?

 

Giá vé khám phá làng cổ Đường Lâm 

Giá vé để vào làng cổ Đường Lâm rất phải chăng, chỉ 20k/người lớn, 10k/trẻ em. 

 

Giá vé tham quan làng cổ Đường Lâm (Ảnh: _meihoang_)

 

Những điểm tham quan độc đáo ở làng cổ Đường Lâm 
 

Cổng làng Mông Phụ

Cổng làng Mông Phụ là một công trình mang đậm dấu kiến trúc thời nhà Lê, được xây theo cấu trúc dưới là cổng, bên trên là nhà. Cổng làng được làm từ nguyên liệu là đá ong, hai cánh cổng làm bằng gỗ lim. Ở bên phải cổng có một hồ nước lớn, bên trái là một cây đại thụ cổ ngàn năm tuổi. Với vẻ đẹp thoáng đạt, cổ kính mà cổng làng Mông Phụ đã trở thành điểm tham quan thú vị và background sống ảo cho các du khách. 

 

Cổng làng Mông Phụ ở làng cổ Đường Lâm (Ảnh: hathu_1997)

 

Đình làng Mông Phụ

Đình làng Mông Phụ được xây dựng vào năm 1684 bao gồm sân đình, Nghi Môn, 2 tòa Hữu Mạc, Tả Mạc ở hai bên và ở giữa có tòa Đại đình. Công trình này được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ Công được xây dựng phổ biến ở triều đại phong kiến ngày xưa. Ở bên trong đình hiện đang lưu giữ nhiều câu đối cổ, bức hoành phi với lịch sử vài trăm năm.

 

Đình làng Mông Phụ ở làng cổ Đường Lâm (Ảnh: hathu_1997)

 

Nhà cổ bà Điền

làng cổ Đường Lâm có rất nhiều ngôi nhà cổ, trong đó nhà cổ bà Điền được nhiều du khách lựa chọn để tới tham quan. Ngay khi bước vào cánh cổng nhà, những gì xưa cũ nhất gây ấn tượng mạnh với du khách. Ngôi nhà đã được xây cách đây khoảng 200 năm. Trước sân nhà có bàn ghế để tiếp khách đến tìm hiểu. Chủ nhà là bà Điền, năm nay đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn. 

 

Nhà cổ bà Điền ở làng cổ Đường Lâm Nhà cổ bà Điền

 

Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền

Lăng mộ Ngô Quyền nằm ngay giữa một cánh đồng lúa bao la và tĩnh mịch. Ở xung quanh có nhiều di tích với dấu ấn lịch sử oai hùng. Đó là đồi Hùm, nơi mà Phùng Hưng oai dũng đánh hổ cứu nguy cho dân chúng. 

 

Đền thờ Ngô Quyền ở làng cổ Đường Lâm Đền thờ Ngô Quyền 

 

 

Ăn gì khi đến làng cổ Đường Lâm?
 

Gà mía

Ngày trước, gà mía là một món ăn quý thường dùng để tiến cho vua hay nấu khi có lễ hội làng lớn diễn ra. Gà mía có lông màu vàng, chân nhỏ, khi đem luộc chín thịt có màu trắng, da vàng, ăn vào rất giòn. Khi đến với làng cổ Đường Lâm Hà Nội bạn đừng bỏ qua đặc sản này nhé. 

 

Ăn gì khi đến làng cổ Đường Lâm Gà mía 

 

Chè lam 

Khi tới ngôi làng cổ này, đi bất cứ ngóc ngách nào bạn cũng sẽ thấy được người dân làm chè lam để bán. Đây là một thứ đặc sản dân giã mà bạn không nên bỏ qua. 

 

Đặc sản ở làng cổ Đường Lâm Chè lam 

 

Bánh tẻ

Bánh tẻ ở Đường Lâm có vài điểm khác biệt so với ở các vùng miền khác. Tại đây bánh sẽ gói trong lá dong, dáng dài, phần nhân sẽ được trải dọc theo sống lá. 

 

Bánh tẻ ở làng cổ Đường Lâm Bánh tẻ

 

Lưu ý khi thăm quan nhà cổ ở Đường Lâm

 

  • Trước khi chụp ảnh bạn hãy mở lời xin phép các gia chủ trước nha. 
  • Bạn có thể vào thăm các ngôi nhà cổ và mua những đặc sản như tương gạo, chè lam, bánh gai,... để làm quà mang về. 
  • Hãy chuẩn bị riêng một tấm bản đồ để dễ tìm đường nhé!

 

Kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm (Ảnh: erik.oh)

 

Đến làng cổ Đường Lâm, bạn sẽ bắt gặp được nét đẹp kiến trúc xưa cũ ở một làng quê Bắc Bộ có từ cách đây vài thế kỷ. Ở đó có nhiều khung cảnh thật bình yên để giữa những âu lo của cuộc sống, ta lại tìm về một góc không gian trầm mặc, dịu êm của đất và người. 

 

Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)