Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Kon Tum

Độc đáo những lễ hội người Ba Na ở Kon Tum đậm bản sắc văn hoá bản địa 

Thứ năm, 27/07/2023, 15:53 GMT+7

Với một niềm tin mãnh liệt vào tín ngưỡng, phong tục truyền thống của đồng bào mình, những lễ hội người Ba Na ở Kon Tum vẫn gìn giữ nguyên vẹn những nét đẹp truyền thống của mội thời kỳ, cũng là niềm tự hào và cách để con cháu đời sau kết nối với ông bà tổ tiên và đấng tâm linh.

test

Là một trong những cộng đồng người dân tộc bản địa đông đảo ở Kon Tum, người Ba Na vẫn còn lưu giữ những nét sống, văn hóa, phong tục truyền thống hết sức độc đáo đặc biệt là những lễ hội đặc sắc. Trong quan niệm của người Ba Na thì con người từ khi sinh và ra mất đi sẽ trải qua nhiều tầng quả quan hệ ứng xử từ người với người, cá nhân với cộng đồng và công đồng với đấng siêu nhiên (Yàng trong văn hoá người Ba Na)... trong các mối quan hệ đó thì niềm tin tín ngưỡng luôn tồn tại và lễ hội người Ba Na ở Kon Tum thể hiện rất rõ nét những tín ngưỡng đó. Khám phá những lễ hội  người Bahnar ở Kon Tum du khách sẽ hiểu hơn về những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc này. 

 
 lễ hội người Ba Na ở Kon TumCộng đồng người Ba Na ở Kon Tum có đời sống tinh thần phong phú với nhiều lễ hội đặc sắc. Ảnh: báo dân tộc

>>Xem thêm: Trọn bộ cẩm nang du lịch Kon Tum hữu ích bạn không nên bỏ qua


Khám phá những lễ hội người Bahnar ở Kon Tum độc đáo nhất 


1. Lễ hội đâm trâu ( X'trǎng)

Nói đến lễ hội người Ba Na ở Kon Tum nổi tiếng nhất thì chắc chắn lễ hội đâm trâu là không thể thiếu, đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào được tổ chức nhằm để tế lễ tạ ơn thần linh, ăn mừng mùa màng bội thu. 

Để chuẩn bị cho lễ hội đâm trâu, người Ba Na sẽ lựa chọn một con trâu mới lớn thật khoẻ mạnh, cho ăn no tắm rửa thật sạch, con trâu dùng tế lễ chính là trâu của làng, nếu mua từ nơi khác sẽ phải mang về làng trước lễ hội ít nhất 10 ngày để cho ăn cỏ và uống nước của làng.
 

 lễ hội người Ba Na ở Kon Tum đâm trâu Lễ hội đâm trâu là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của người Ba Na. Tấn Vịnh


Trong ngày diễn ra lễ hội đâm trâu thì người ta sẽ một chú trâu vào chiếc cột nêu (người bản địa gọi là cây sakapô bằng dây mây. Già làng sẽ tiến hành làm lễ, đọc bài khấn để tạ ơn thần linh đã phù hộ cho mùa màng được bội thu và mong cầu được phù hộ trong mùa vụ tới. Tiếp đó người dân trong làng sẽ cùng nhau nhảy múa theo tiếng cồng chiêng xung quanh chú trâu được dùng để tế lễ. 

Phần quan trọng nhất của lễ hội này là đâm trâu, người ta sẽ chọn những thanh niên thật khoẻ mạnh cường tráng, trình diễn võ thuật, thị uy sức mạnh quanh con trâu trong khi dân làng cổ vũ hò reo. Khi trâu đã thấm mệt họ sẽ lựa thời cơ để đâm trâu. Trâu sau khi xẻ thịt sẽ được chia chỏ cho tất cả dân làng để liên hoan và xem đó là một điềm may mắn. 

 
 lễ hội người Ba Na ở Kon Tum đâm trâu Đồng bào sẽ tổ chức nhiều hoạt động chào mừng lễ hội vui nhộn. Ảnh: Dương Giang
 
>>Xem thêm: Ngẩn ngơ mùa vàng ở Kon Plông rực rỡ giữa đại ngàn xanh thẳm miền biên viễn 

 
2. Lễ bỏ mả (Mơt bơxát hoặc Mơt brưh bơxát)

Lễ hội người Ba Na ở Kon Tum này sẽ kéo dài trong 5 ngày, trong quan niệm của đồng bào Ba Na thì người chết sẽ mất đi thể xác nhưng phần hồn của họ sẽ vẫn tồn tại trong nhà mồ và hồn sinh hoạt bình thường như những người sống trên trần gian. Phải qua từ 3 năm, 5 năm đến 7 năm mới làm lễ bỏ mả để linh hồn người chết đi qua thế giới mới.
 

 lễ hội người Ba Na ở Kon Tum bỏ mả Bỏ mả là lễ hội truyền thống thể hiện phong tục độc đáo của đồng bào Ba Na. Ảnh: VietnamPlus


Trong lễ bỏ mả các gia đình sẽ chọn ngày cuốc dọn, thực hiện nghi lễ cầu xin hồn ma của người chết cho dựng nhà mồ mới, dọn dẹp nhà mả cũ. Trong những ngày đầu họ sẽ tập trung lại để xây nhà mồ mới và mang rượu, thịt đến để ăn uống, cúng cho người chết và thực hiện khóc lần cuối để vĩnh biệt người chết. Đến ngày thứ 4 khi đã xây nhà mồ mới xong sẽ dắt trâu ra nhà rông của làng và làm lễ tế thần linh. Nghi thức bỏ mả cúng xong thì trâu được mang làm thịt để cả dân làng ăn uống, chơi bời ngay trong đêm đó. 

 lễ hội người Ba Na ở Kon Tum bỏ mả
Nghi thức trong lễ bỏ mả cũng rất long trọng. Ảnh: Heritage

Khi lễ bỏ mả đã hoàn thành thì những ràng buộc của người sống và người chết sẽ cắt đứt, người chết sẽ bước sang thế giới mới không còn quấy rầy trần gian và người sống cũng sẽ không cần cúng hay kiêng kị điều gì nữa.  


3. Lễ cầu an (Át te rei )

Lễ hội này thường được tổ chức từ cuối mùa thu đến hết mùa xuân tức từ tháng 11 cho đến tháng 4 hằng năm. Đây là lễ hội người Ba Na ở Kon Tum mang tính chất gia đình và có tính cộng đồng rất sâu sắc. Lễ cầu an sẽ được thực hiện khi gia đình gặp phải những chuyện không may như bị đau ốm, mùa màng thất bát, tai hoạ đột xuất gieo xuống… Quy mô lễ hội có thể chỉ trong gia đình nhưng cũng có thể là của cả dân làng cùng tổ chức.

 
 lễ hội người Ba Na ở Kon Tum cầu an
Lễ cầu an có thể tổ chức quy mô gia đình hoặc cả làng. Ảnh: Báo Kon Tum


Tuỳ điều kiện kinh tế của gia đình cộng đồng mà sẽ chọn lễ vật thích hợp. Người Ba Na rất coi trọng lễ này và duy trì tổ chức trang trọng, tuy nhiên sẽ có sự đổi mới vể cách tổ chức để phù hợp hơn với điều kiện cụ thể. Tại các khu vực như làng Kon Gộp huyện Kim Rẫu hay làng  Đăk Wơk,  huyện Sa Thầy lễ cầu an luôn được cả làng tham gia rất đông đảo. 

 lễ hội người Ba Na ở Kon Tum cầu an Lễ cầu an thường được tổ chức được tổ chức từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm. Ảnh: Báo Kon Tum

>>Xem thêm: Tour du lịch Tây Nguyên hấp dẫn 


4. Lễ mừng lúa mới

Lễ hội của người Ba Na ở Kon Tum này hẳn khá quen thuộc với nhiều du khách, lễ hội sẽ tổ chức vào khoảng tháng 11 đến tháng 1 hằng năm bởi đây chính là thời gian mùa màng đã xong, đất đai được nghỉ ngơi và dân làng cũng có thời gian rảnh. Lễ hội mừng lúa mới của người Ba Na thể hiện ước vọng về cuộc sống ấm no cho buôn làng.
 

 lễ hội người Ba Na ở Kon Tum cầu an
Lễ hội mừng lúa mới của người Ba Na thường được tổ chức sau vụ mùa . Ảnh: heritage


Người ta sẽ chọn một ngày đẹp trời sau vụ mùa và tụ tập dân làng tại nhà Rông, mỗi nhà góp vào một con gà, một khau cốm, một ghè rượu bày biện dọc theo 2 hàng của nhà rông. Khi chuẩn bị xong thì mỗi nhà sẽ cử ra một đại diện ngồi tại mâm lễ của mình trong khi đám trai làng nổi cồng chiêng, già làng làm lễ cầu mong bình yên và ấm no cho dân làng, từng đại diện của các gia đình cũng có ước mơ cho riêng mình. 

 
 lễ hội người Ba Na ở Kon Tum lễ hội lúa mớiÝ nghĩa của lễ hội là để cảm tạ Yàng sau vụ mùa và cầu mong bội thu mùa sau. Ảnh: heritage


Sau đó già làng và các bậc lão niên của làng sẽ được ăn uống đầu tiên, sau đó đến dân làng. Không khí lễ hội mừng lúa mới rất vui, tràn ngập tiếng nói cười kéo dài thâu đêm trong tiếng cồng chiêng và bầu không khí đầm ấm

Ngoài những lễ hội nổi bật trên thì người Ba Na còn có những lễ hội độc đáo khác như lễ hội con dúi, lễ hội nhà rông mới, lễ hội cúng đất làng… Mỗi lễ hội sẽ có những nét độc đáo và lễ nghi riêng gắn liền với những thời kỳ cụ thể. Các lễ hội của người Ba Na ở Kon Tum thể hiện nét văn hoá độc đáo và đời sống tinh thần phong phú của đồng bào bản địa. 


Nguyệt Cát (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn 

Ảnh: Internet 

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)