Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Cao Bằng

Những lễ hội truyền thống ở Cao Bằng nức tiếng gần xa

Thứ hai, 22/02/2021, 08:24 GMT+7

Bên cạnh ghé thăm các thắng cảnh du lịch nổi tiếng thì việc trải nghiệm các lễ hội truyền thống ở Cao Bằng cũng là cách rất tuyệt để khám phá những nét văn hóa độc đáo của vùng đất này.

test

Top 5 lễ hội truyền thống ở Cao Bằng nổi tiếng nhất


1. Lễ hội Lồng Tồng

Lồng Tồng hay còn được gọi là lễ xuống đồng - một lễ hội của người Tày - Nùng ở Cao Bằng vào dịp đầu năm mới, để cầu mong Thần Nông - vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược phù hộ cho cây cối xanh tót, gia súc sinh sôi, mọi người no ấm và vụ mùa màng mới được bội thu.

Theo truyền thống, lễ hội thú vị tại Cao Bằng này thường được chia thành 2 phần là: phần lễ và phần hội. Trong phần lễ thì các bô lão cùng tráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình sẽ bày các mâm cỗ thịnh soạn gồm: xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh đặc sản như: chè lam, bánh dày, bánh khảo...ra bãi hội và dâng lên thần, sau khi cúng xong thì cùng nhau phá cỗ.

 

lễ hội lồng tồng - lễ hội truyền thống ở Cao Bằng nức tiếng gần xaMọi người rước lẽ vật ra đồng cúng thần

 

Kết thúc phần lễ sẽ diễn ra phần hội. Đây cũng là phần được yêu thích nhất, vì không chỉ người dân trong làng mà ngay cả các du khách cũng có thể tham gia, với rất nhiều các trò chơi dân gian thú vị như: cướp còn, ném còn, kéo co, đánh quay, đánh đu và bịt mắt bắt dê...

Không chỉ vậy, khi đến với lễ hội truyền thống ở Cao Bằng này, du khách còn có thể chiêm ngưỡng múa lân, múa sư tử, múa giáo, múa võ và những điệu mía chỉ có của dân tộc Tày - Nùng là múa xòe chiêng, múa then hay hát Sli, hát Lượn - hình thức đối ca giao duyên giữa nam và nữ...đảm bảo sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu.

 

lễ hội lồng tồng - lễ hội truyền thống ở Cao Bằng nức tiếng gần xaMàn hát dao duyên giữa các chàng trai và cô gái

 

Thời gian diễn ra: từ mồng 2 đến 30 tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) hàng năm.

 

2. Lễ hội Nàng Hai

Theo tín ngưỡng dân gian của người Tày, trên trời có Mẹ Trăng và con của người là 12 nàng Tiên chuyên chăm lo, bảo vệ mùa màng cho dân chúng dưới trần gian, vì vậy hàng năm cứ trước khi diễn ra một vụ mùa thì người dân sẽ làm lễ Mời Mẹ Trăng hay lễ Nàng Hai xuống ban phước cho bản làng.

Được biết, lễ hội độc đáo ở Cao Bằng này thường sẽ diễn ra theo 3 phần là lễ đón Hai, lễ cầu Hai và lễ tiễn Hai. Tất cả mọi công đoạn đều phải được chuẩn bị rất chu đáo và tỉ mỉ, thậm chí từ mâm lễ vật dâng lên Mẹ Trăng cũng phải được trang trí đẹp mắt để thể hiện sự tôn vinh, kính trọng với thần linh.

 

lễ hội Nàng Hai - lễ hội truyền thống ở Cao Bằng nức tiếng gần xaLễ vật cúng được chuẩn bị rất công phu

 

Hơn nữa, nếu đến tham gia lễ hội Mời Mẹ Trăng du khách sẽ được lắng nghe những lời hát thiết tha cất lên từ chính những người nông dân cần mẫn và được thưởng thức nhiều món đặc sản thơm ngon của Cao Bằng, vì thế chắc chắn đây sẽ là kỷ niệm đáng nhớ ngàn đời của bạn đấy nhé.

Thời gian diễn ra: từ 30 tháng Giêng đến 22 tháng 3 âm lịch hàng năm.

 

 

3. Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên

Nghe cái tên thì không có gì đặc sắc nhưng chỉ những ai đã từng trải nghiệm mới biết lễ hội pháo hoa Quảng Yên lại cực kỳ độc đáo. Không giống các chương trình bắn pháo hoa dịp Tết mà chúng ta thường thấy, mà tại lễ hội truyền thống ở Cao Bằng này, các chàng trai, cô gái khỏe mạnh sẽ thi nhau tranh pháo hoa để giành chiếc vòng cầu phúc, mong cho năm mới phát tài, phát lộc và may mắn.

Hơn nữa, nếu phần lễ đã vô cùng long trọng bởi 4 đoàn rước kiệu hoành tráng là: kiệu ảnh Bác Hồ, kiệu thần, kiệu pháo hoa và kiệu lễ vật đi khắp các đường phố cùng đền miếu, thì phần hồi lại càng thêm sôi động, với rất nhiều các trò chơi dân gian và biểu diễn văn nghệ thú vị như: múa sư tử, múa rồng, múa lân, tung còn, hát lượn, chơi đu cùng cướp đầu pháo...

 

lễ hội pháo hoa quảng yên - lễ hội truyền thống ở Cao Bằng nức tiếng gần xaMúa sư tử sôi động

 

Chính vì vậy, nếu đi du lịch Cao Bằng vào mùa xuân mà không một lần tham gia lễ hội dân gian mang nhiều nét đẹp tinh thần quý giá này của người dân nơi đây thì sẽ là một thiếu sót rất lớn đấy nhé.  

Thời gian diễn ra: mồng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm.

 

4. Lễ hội Thanh Minh

Cũng diễn ra vào tháng 3 nhưng không giống với Tết Thanh Minh của dân tộc Kinh là tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, mà lễ hội Thanh Minh hay hội Sinh Mình của dân tộc Nùng lại mang ý nghĩa cầu cho hạnh phúc lứa đôi và mong một vụ mùa bội thu.

Theo truyền thuyết thì xưa kia có một đôi trái gái yêu nhau nhưng bị ngăn cản không đến được với nhau, vì vậy họ cùng nhảy xuống giếng tự vẫn với mong muốn sang thế giới bên kia sẽ được thỏa mãn ước nguyện. Cảm thương trước mối tình ấy, cứ vào dịp Tết Thanh Minh thì người dân lại mở hội để cầu duyên cho các cặp đôi.

Vào dịp lễ hội truyền thống ở Cao Bằng này, tất cả mọi người từ trai đến gái, từ trẻ đến già đều xúng xính trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc và nụ cười tươi tắn trên môi để tham gia các trò chơi dân gian như: tung còn, lẩy cỏ, đi cà kheo và cất lên những lời hát Lượn dịu dàng, đằm thắm...tạo nên một không khí cưc kỳ sôi động và vui tươi.

 

lễ hội Thanh Minh - lễ hội truyền thống ở Cao Bằng nức tiếng gần xaLễ hội có biểu diễn văn nghệ hấp dẫn

 

Đặc biệt, nếu may mắn được tham gia lễ hội thú vị của người Nùng này, du khách còn có thể thưởng thức những món ăn truyền thống hấp dẫn của họ là xôi 3 màu dẻo thơm, bắt mắt và heo sữa quay giòn rụm, béo ngậy nữa đấy, đảm bảo là ngon quên lối về cho xem.

Thời gian diễn ra: tháng 3 âm lịch hàng năm.

 

5. Lễ hội du lịch thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc được xem là một thắng cảnh trứ danh mà không ai không biết của Cao Bằng, chính vì thế lễ hội du lịch thác Bản Giốc cũng thu hút rất nhiều người ghé thăm mỗi năm.

Lễ hội truyền thống ở Cao Bằng này được tổ chức ngay tại chân thác, với vô vàn các chương trình hấp dẫn như: lễ hội ánh sáng lung linh, lễ rước nước mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa hoành tráng, liên hoan dân ca và các trò chơi dân gian cùng hoạt động thể thao hấp dẫn như: kéo co, nhảy bao, đẩy dậy, bóc hạt dẻ, tung còn, chèo thuyền kayak...

 

lễ hội du lịch thác Bản Giốc - lễ hội truyền thống ở Cao Bằng nức tiếng gần xaVăn nghệ và ánh sáng lung linh

 

Đặc biệt, tại lễ hội còn trưng bày cả những sản vật, đặc sản nức tiếng của huyện Trùng Khánh và triển lãm ảnh về non nước Cao Bằng, vì thế nếu bỏ lỡ thì bạn sẽ phải tiếc hùi hụi đấy nhé.

Thời gian diễn ra: ngày 5, 6,7 tháng 10 hàng năm.

Nếu muốn khám phá những nét văn hóa độc đáo của những người vùng cao thì nhất định không được bỏ qua các lễ hội truyền thống ở Cao Bằng trên đây đâu đấy.

 

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)