Guidebook

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam: nơi 'lên ngôi' của bản sắc văn hóa Việt

Thứ tư, 25/11/2020, 12:28 GMT+7

Nếu bạn nghĩ bảo tàng là một nơi khô khan, cứng nhắc thì chắc chắn sẽ phải thay đổi suy nghĩ ngay khi đến với không gian sống động tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam ở Hà Nội.

test

Vài nét về bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, đối diện với công viên Nghĩa Đô và cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 8km, bảo tàng dân tộc học là một tổ chức sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chuyên nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và phục chế hiện vật cũng như các tư liệu về 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước.

 

kiến trúc Bảo tàng dân tộc học Việt NamTòa nhà bảo tàng nỏi bật trong lòng thành phố (Ảnh @mainieh_)

 

>>Xem thêm: Đôi nét về cộng đồng các dân tộc Việt Nam

 

Bảo tàng bắt đầu xây dựng từ năm 1995 và đến tháng 11/1997 chính thức được thành dưới sự thiết kế của kiến trúc sư Hà Đức Linh và Veronique Dollfus người Pháp với diện tích khoảng 4,5 ha.

Năm 2000, bảo tàng dân tộc học Việt Nam vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba, đến năm 2006 lên hạng Nhì và năm 2015 thì được hạng Nhất, cùng nhiều bằng khen và cờ thi khác.

Với những giá trị văn hóa và lịch sử to lớn, nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn ở Hà Nội và đón tiếp hơn 100.000 du khách tới tham quan mỗi năm.

 

Nét kiến trúc độc đáo của bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng dân tộc học được chia làm 3 khu vực chính gồm: khu trưng bày văn hóa 54 dân tộc, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á (ngoài Việt Nam), với cách trình bày hết sức khoa học và logic để người xem dễ dàng nắm bắt được những bản sắc đặc trưng của mỗi một khu vực.

 

Tòa nhà Trống Đồng

Chẳng cần lên tận Hà Giang mới biết nếp văn hóa của người Tày, không cần vào Nghệ An để tìm hiểu phong tục của người Chứt, cũng như chẳng phải đến tận Tây Nguyên xa xôi mới biết được nếp sống của người Ê đê...vì ngay tại tòa nhà Trống Đồng trong lòng thủ đô, bạn đã được tận mắt chiêm ngưỡng tất cả những điều đó rồi đấy.

 

không gian bên trong Bảo tàng dân tộc học Việt NamTất cả nét văn hóa của 54 dân tộc đều được hội tụ tại đây (Ảnh @uyen_apple)

 

Bên trong tòa nhà hình trống đồng - biểu tượng của nền văn minh Việt Nam là các khu trưng bày được sắp xếp rõ ràng theo hệ ngôn ngữ như: tầng 1 là các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường như: Kinh, Mường, Chứt, Thổ..., còn tầng 2 là các nhóm ngôn ngữ còn lại như: Môn - Khmer, Hán - Tạng, Nam Đảo, Hmong - Dao và Tày Thái - Kađai.

Đến đây, du khách sẽ được mãn nhãn với hơn 42.000 phim kèm ảnh màu, 2190 phim dương bản, 373 băng video, 273 băng ghi âm, 25 đĩa CD - Rom và 15.000 hiện vật thông dụng trong đời sống hàng ngày của người dân ở các vùng miền.

 

tranh ảnh - điểm nhấn tại Bảo tàng dân tộc học Việt NamRất nhiều tranh ảnh và mẫu vật (Ảnh @tr.tmee)

 

Từ chiếc nón lá, lưới đánh cá, xe đạp chở các giỏ mây...cho đến những bộ quần áo, cái khố, chiếc khăn, chiếc váy thổ cẩm hay gùi, giỏ, mâm..., thậm chí là các mô hình nghi lễ, ma chay, cưới hỏi...đều được tái hiện hết sức chi tiết, tỉ mỉ và sống động làm ta có cảm giác như đang đến tận vùng đó để chứng kiến vậy.

 

các đồ vật hàng ngày - điểm thú vị tại Bảo tàng dân tộc học Việt NamCác đồ vật thân thuộc được tái hiện tinh tế (Ảnh @linhsu1902)

 

Ngoài ra, tòa nhà này trong bảo tàng dân tộc học Việt Nam còn có khu trưng bày nhất thời, tức là liên tục đổi mới các chủ để cho phù hợp với thời đại, vừa tránh cảm giác nhàm chán lại vừa cho du khách hiểu hơn về sự thay đổi của Việt Nam qua các thời kỳ.

Tiêu biểu như: năm 2006 thì tái hiện cuộc sống Hà Nội trong thời bao cấp, năm 2013 thì một tả một góc cuộc sống của sinh viên xa nhà ở các thành phố lớn và đến năm 2014, 2015 thì lại trưng bày cuộc sống của những người con Tây Nguyên trong những năm 50 qua các tác phẩm của nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp, ông Jean Marie Duchage.

 

tác phẩm nghệ thuật - điểm độc đáo của Bảo tàng dân tộc học Việt NamCác tác phẩm nghệ thuật đặc sắc (Ảnh @trbngocc.__)

 

Đặc biệt, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách tham quan thì tất cả các đồ vật được trưng bày đều có các thông tin được ghi chú kỹ lưỡng bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh và Pháp đấy nhé.

 

>>Xem thêm: Review Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam check-in dọc miền đất nước

 

Khu trưng bày ngoài trời

Đây là khu vực rộng nhất trong bảo tàng dân tộc học ở Hà Nội với 2ha và được gọi với tên gọi khác là Vườn kiến trúc. Vâng, cái tên đã nói lên tất cả, vì nơi đây chủ yếu giới thiệu các công trình kiến trúc truyền thống cả 10 dân tộc ở Việt Nam.

Nổi bật trong đó là: nhà mái ngói đỏ tươi của người Việt, nhà dài của người Ê đê, nhà rông của người Bana, nhà sàn của người Tày, nhà trệt lợp ván pơnu của người Hmong, nhà mồ tập thể của người Giarai, nhà trình tường của người Hà Nhì, tháp Chăm của người Khmer và cối giã gạo bằng sức nước của người Dao...

 

nhà rông - kiến trúc ấn tượng tại Bảo tàng dân tộc học Việt NamNhà rông Tây Nguyên sừng sững (Ảnh @_cynthia.aa_)

 

tháp Chăm - kiến trcs độc đáo tại Bảo tàng dân tộc học Việt NamKiến trúc ấn tượng của tháp Chăm (Ảnh @_hrua_)

 

Điều ấn tượng là tất cả các ngôi nhà đều được tái hiện rõ nét đến từng chi tiết, sắp xếp đúng theo cấu trúc của từng dân tộc, khiến ai ghé thăm cũng có cảm giác như đang lạc vào chính ngôi nhà thân thương, tràn đầy hơi thở của sự sống tại các đồng bào đó vậy.

Bên cạnh đó, người ta còn thiết kế các cây xanh tỏa bóng mát, cây cầu gỗ bắc qua đôi bờ sông, dòng suối ngoằn ngoèo róc rách chảy hay con đường lát đá cuội quanh co, uốn khúc...làm cho không gian nơi bảo tàng dân tộc học Việt Nam trở nên thoáng đãng và mát mẻ hơn.

 

cây xanh - không gian thú vị tại Bảo tàng dân tộc học Việt NamKhông gian xanh mát của cây cối xung quanh (Ảnh @_silent.six_)

 

Khu trưng bày Đông Nam Á

Không phải thiết kế ban đầu của bảo tàng, mà do sự phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch nên vào năm 2013, công trình mang hình dáng cánh diều - với ý nghĩa Việt Nam có thể vươn cao, vươn xa hơn này mới được thêm vào, nhưng ngay lập tức đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của du khách.

Đến đây, du khách có thể hiểu hơn về các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bởi các hiện vật mang tính đặc trưng mà không phải đến tận nơi cho tốn kém.

Hơn nữa, bảo tàng dân tộc Việt Nam còn thường xuyên tổ chức các triển lãm quốc tế tại công trình này, với các chủ đề khá hấp dẫn như: Vòng quanh thế giới hay Một thoáng Châu Á,... để du khách có thể chiêm ngưỡng điều độc đáo, mới lạ của những vùng đất mình chưa được đặt chân tới.

Nếu muốn khám phá rõ hơn những nét đẹp văn hóa thú vị của các nước bạn bè của Việt Nam trên khắp thế giới thì các phòng chiếu phim, phòng đa phương tiện hay các hội trường lớn chính là địa điểm mà bạn không nên bỏ qua đâu nhé.

Ngoài ra, quần thể bảo tàng dân tộc học còn có khu vực cơ quan gồm: cơ sở nghiên cứu, thư viện và hệ thống kho bảo quản hiện vật...để phục vụ công việc của các nhân viên, các nhà sử học, khoa học hàng ngày.

 

 

 

Những điều thú vị tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Đến với bảo tàng dân tộc học Việt Nam, bên cạnh việc chiêm ngưỡng và tìm hiểu các nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc, các vùng miền du khách còn có thể thoải mái sống ảo tại các thiết kế độc đáo ở các công trình. Tiêu biểu là góc cầu thang xoắn đi lên các tầng, với sự kết hợp hài hòa giữa thiết kế hiện đại cùng tông màu trắng – nâu đậm chất vintage, chắc chắn sẽ cho bạn những bức hình cực chất đấy nhé.

 

cầu thang - góc sống ảo đỉnh cao tại Bảo tàng dân tộc học Việt NamGóc sống ảo "thần thánh" tại bảo tàng (Ảnh @sieunhanchuoi92)

 

Bên cạnh đó, vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, nơi đây còn tổ chức các chương trình giao lưu nghệ thuật hấp dẫn như: múa rối nước, các trò chơi dân gian, hát dân ca quan họ hay các điệu múa dân tộc truyền thống… mang đậm bản sắc dân tộc Việt, để du khách thư giãn nữa đấy.

 

giao lưu văn nghệ - chương trình hấp dẫn tại Bảo tàng dân tộc học Việt NamCác chương trình văn nghệ đặc sắc (Ảnh @chihiro_hanoi)

 

Ngoài ra, ngay trong khu văn hóa cũng có những quán cà phê nhỏ để du khách sau khi tham quan có thể dừng chân để nghỉ ngơi và tiếp thêm năng lượng cho những chuyến đi tuyệt vời sắp tới .

 

uống cà phê - hoạt động thú vị tại Bảo tàng dân tộc học Việt NamChill tại các quán cà phê (Ảnh @homnayddidau)

 

Và trước khi trở về thì cũng đừng quên ghé qua các gian hàng lưu niệm để mua một vài món thổ cẩm, đồ gốm sứ xinh xinh, móc chìa khóa thủ công tinh tế hay tranh ảnh…để làm quà cho gia đình và bạn bè nhé, chắc chắn sẽ ý nghĩa và đáng nhớ lắm cho xem.

 

Cách di chuyển đến bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Do nằm trong nội thành Hà Nội nên bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đến đây bằng xe máy theo chỉ đường của google maps, với những bạn không có xe thì có thể bắt xe ôm hoặc các hãng xe công nghệ như: grap, be hoặc gojek, còn nếu muốn tiết kiệm chi phí thì có thể bắt tuyến buýt 07 hoặc 38 dừng ngay gần cổng bảo tàng với giá rất rẻ, chỉ có 7.000 đồng / lượt mà thôi.

 

Một số lưu ý khi tham quan bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Giờ mở cửa: từ 8 giờ 30 phút đến 17 giờ hàng ngày trừ thứ 2 và Tết Nguyên Đán.

Giá vé vào:

- Người lớn - 40.000 đồng / vé, sinh viên (có thẻ sinh viên) - 15.000 đồng / vé, học sinh - 10.000 đồng / vé, còn dân tộc thiểu số, người cao tuổi hay người khuyết tật nhẹ và nặng thì được giảm 50% giá vé.

- Riêng trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, nhà báo (có thẻ), nhà tài trợ và người có thẻ ICOM hoặc thẻ Người bạn Bảo tàng của BTDTHVN thì được miễn phí.

Phí thuyết minh: 50.000 đồng cho việc thuyết minh bằng tiếng Việt trong nhà hoặc ngoài trời, 100.000 đồng cho việc thuyết minh bằng tiếng Việt toàn bộ, 100.000 đồng cho việc thuyết minh tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trong nhà.

Phí chụp ảnh: 50.000 đồng / máy ảnh du lịch.

Đối với người vào tham quan:

- Không tổ chức tham gia theo nhóm quá đông.

- Một thuyết minh sẽ chỉ thuyết minh cho 30 người đổ lại.

- Không được mang theo vũ khí, chất dễ cháy nổ, chất độc hại, chất gây khói hay đồ đạc quá cồng kềnh.

- Để hành lý đúng nơi quy định, những vật có giá trị cao và tiền thì nên mang theo bên người để bảo quản.

- Không mang đồ ăn, nước uống, động vật vào bảo tàng.

- Không hút thuốc, làm ồn, sờ, ngồi lên hiện vật, bật đèn flash khi chụp hiện vật hay trèo cây, bẻ quả, cành và hoa...trong vườn bảo tàng.

- Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định.

Nếu bạn trót “dính thính” các nét văn hóa đặc sắc của các vùng mình mà chưa có điều kiện đi khám phá thì hãy đến ngay bảo tàng dân tộc học Việt Nam để thỏa mãn tình yêu ấy đi nào.

 

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)