Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Miền Tây

Văn hóa miền Tây và những điều đặc biệt không phải ai cũng biết

Thứ bảy, 22/06/2019, 00:13 GMT+7

Nằm ở cuối đầu của tổ quốc, miền Tây được bao quanh bởi những kênh rạch, dòng sông mang phù sa màu mỡ. Người miền Tây vốn nổi tiếng với cá tính ôn hòa, chân chất, nghĩ sao nói vậy, và không chỉ có con người miền Tây, văn hóa miền Tây cũng nhiều thứ hay ho mà có thể bạn chưa biết đấy.

test


Áo bà ba – trang phục truyền thống của miền Tây

Mỗi miền trên đất nước đều có nét văn hóa riêng, những bộ trang phục đặc trưng cho vùng miền. Và miền Tây Nam Bộ cũng vậy, cứ nhắc đến miền Tây người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh của những con người sống quanh năm với sông nước, khoác lên mình những chiếc áo bà ba, quần lanh đen, khăn rằn, nón lá.Áo bà ba từng là trang phục phổ biến ở xứ sở miệt vườn này và được cả nam lẫn nữ ưa chuộng. Ngày nay, khi xã hội bắt đầu du nhập nhiều nền văn hóa, không còn nhiều người mặc trang phục này nhưng tại những lễ hội, những dịp lễ tết quan trọng, người ta vẫn chọn áo bà ba làm trang phục chính như một nét văn hóa đặc trưng của miền sông nước. 

 

Van_hoa_mien_tay_1
Áo bà ba từng là trang phục phổ biến ở xứ sở miệt vườn

 

Van_hoa_mien_tay_1.1
Tại những lễ hội, những dịp lễ tết quan trọng, người ta vẫn chọn áo bà ba làm trang phục chính

 

Áo bà ba là loại áo không cổ, thường được may cổ tròn, thân áo là biến tấu của áo tứ thân miền bắc nhưng độ dài của áo chỉ kéo dài đến hông, ôm vừa vặn cơ thể. Áo bà ba thường được may bằng vải satin nên dù mặc ôm sát cũng không cảm thấy khó chịu khi mặc. Đối với nam giới, áo bà ba sẽ có hai túi to ở phía trước, còn nữ sẽ may hai túi nhỏ. Người ta thường kết hợp áo bà ba cùng với quần dài đen dài đến chấm cổ chân. Ngoài ra, một món phụ kiện thường được phối với trang phục này là khăn rằm, trong đó khăn đen trắng được xem là phổ biến nhất.

 

Nơi giao thoa của 3 nền văn hóa Kinh – Khmer - Chăm

Có thể nói, văn hóa miền tây là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, trong đó đặc trưng nhất là Kinh – Khmer – Chăm. Và dấu tích của sự giao lưu văn hóa này vẫn còn lưu lại trên những kiến trúc chùa chiềng, đền miếu hay những di sản văn hóa của miền Tây. Nếu muốn tìm hiểu về văn hóa miền Tây thông qua những kiến trúc cổ, một vài địa điểm gợi ý cho bạn: chùa Vĩnh Tràng, Vĩnh Trường.

 

Van_hoa_mien_tay_4
Văn hóa miền tây là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa
Xem thêm: Tour trọn gói Miền Tây


Chợ nổi – nét độc đáo của văn hóa miền Tây

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long vốn được biết đến là xứ sở của sông ngòi và hệ thống kênh rạch chằng chịt. Nơi được gọi là vùng đất của “chín rồng”. Và sông nước có thể xem là nét đặc thù của miền Tây Nam Bộ, hàng ngàn dòng sông, những cửa sông đan xen nhau như mạng nhện. Chính vì lẽ đó, từ xa xưa khi giao thông vẫn chưa phát triển mạnh, phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân nơi đây là xuồng, ghe, tàu… Người ta tận dụng phương tiện giao thông này để mua bán, trao đổi hàng hóa sinh hoạt, tạo nên những khung cảnh mua bán ngộ nghĩnh nhưng không kém phần độc đáo mà chúng ta vẫn thường gọi là chợ nổi. 

 

Van_hoa_mien_tay_3
Chợ nổi là nét độc đáo trong văn hóa miền Tây

 

Chợ nổi là nét độc đáo trong văn hóa miền Tây, chợ họp chủ yếu vào buổi sáng sớm, khi trời vẫn còn mát mẻ và nắng còn dịu. Lênh đênh, dập dềnh trên chiếc thuyền ba lá, lướt nhẹ sóng nước và len lỏi đến khu chợ họp, bạn sẽ thấy chợ cũng tấp nập, xôm tụ không kém gì những khu chợ trên mặt đất. Những mặt hàng bán ở chợ cũng rất đa dạng và phong phú, bên cạnh những mặt hàng rau củ, trái cây, người ta còn bán cả những món đồ sinh hoạt hàng ngày. Mỗi “gian hàng” bán món đồ gì, người chủ sẽ treo trên một chiếc cây và cắm trên xuồng như một tín hiệu báo với khách đây là món hàng hóa mà “cửa hàng” đang bán.

 

Van_hoa_mien_tay_2
Về miền tây và trải nghiệm chợ nổi, bạn sẽ phần nào hiểu hơn đời sống sinh hoạt, độc đáo của người dân xứ miệt vườn

 

Về miền tây và trải nghiệm chợ nổi, bạn sẽ phần nào hiểu hơn đời sống sinh hoạt, độc đáo của người dân xứ miệt vườn này. Về du lịch miền Tây, nếu muốn trải nghiệm và tham quan chợ nổi, bạn có thể đến những khu chợ nổi tiếng như: chợ nổi Cái Bè (huyện Cai Lậy –Tiền Giang), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp – Cần Thơ), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Châu Thành – Cần Thơ), chợ Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới Bình – Cà Mau)…

 

Tục cúng ghe

Miền tây sông nước vốn gắn liền với xuồng, ghe và trở thành một phần trong đời sống của người dân nơi đây. Và cũng chính vì thế, người ta rất quý trọng những phương tiện này, đặc biệt là những người buôn bán trên ghe, thường duy trì truyền thống cúng ghe được lưu truyền từ xa xưa. Theo người miền Tây, luôn có một đấng linh thiêng che chở và phù hộ cho mua may bán đắt cũng như tránh những tai ương trên kênh rạch, sông biển. Vì thế, việc cúng ghe như một lời tri ân, cảm nhận đấng linh thiêng đã che chở cho họ.

 

Van_hoa_mien_tay_5
Miền tây sông nước vốn gắn liền với xuồng, ghe và trở thành một phần trong đời sống của người dân nơi đây

 

Tục cúng ghe ở miền Tây khá phong phú. Khi chuẩn bị đóng ghe mới, gia chủ bao giờ cũng cúng kiến ván gỗ đầu tiên, được gọi là cúng “gim lô”. Trên mâm đồ người ta thường kèm theo một tấm vải đỏ, đây là màu sắc tượng trưng cho sự may mắn. Miếng ván gỗ “gim lô” luôn phải dày hơn những miếng gỗ tiếp theo. Sau khi chiếc ghe đã được đóng hoàn thành, chủ nhà sẽ phải thu hồi những cây đinh đóng trên miếng “gim lô” và người thợ đóng ghe sẽ phải “xảm” vào đó những cọc gỗ khác tương ứng. Theo tục truyền rằng, nếu như mất mấy cây đinh đó thì sẽ mang đến nhiều điều xui xẻo. 

Tục cúng ghe rất phổ biến ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và được xem là một tập tục mang văn hóa tâm linh, tục lệ này gắn chặt trong đời sống dân gian, truyền thống miền Tây hơn vài trăm năm nay.

 

Thu Hiền (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
 

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)