Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Miền Tây

Độc đáo những lễ hội ở An Giang, dân du lịch không nên bỏ lỡ!

Thứ năm, 29/06/2023, 09:56 GMT+7

Hằng năm, An Giang tổ chức rất nhiều lễ hội lớn và đặc sắc. Những lễ hội ở An Giang mang nét văn hóa truyền thống độc đáo, thu hút rất đông dân địa phương và khách du lịch tham gia. Cùng Lữ Hành Việt điểm qua 5 lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm ở An Giang nhé! 

test

Những lễ hội ở An Giang mang đậm nét văn hóa truyền thống địa phương


1. Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ là một trong những lễ hội ở An Giang có quy mô lớn nhất trong. Lễ hội mang đậm giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương, thường diễn ra từ ngày 22/4 – 27/4 âm lịch hằng năm, tại miếu Bà Chúa Xứ ở chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
 

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ là một trong những lễ hội ở An Giang có quy mô lớn nhất trongLễ hội mang đậm giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương. Nguồn: Check in An Giang


Xung quanh địa danh này có rất nhiều những câu chuyện huyền bí được thêu dệt. Ngày nay, miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng với sự ứng nghiệm, linh thiêng, cầu được ước thấy. Do đó, vào những ngày diễn ra lễ hội, có hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về hành hương, cực kỳ đông đúc và nhộn nhịp.

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứa được tổ chức với rất nhiều nghi thức truyền thống. Trong đó, phần lễ Vía Bà sẽ có 5 lễ, được diễn ra theo trình tự như sau:

- Ngày 22/4 âm lịch: lễ rước tượng Bà từ bệ đá nằm trên đỉnh Núi Sam về Miếu Bà ở chân núi Sam. 

- Đêm 23/4 rạng sáng 24/4 âm lịch: lễ tắm Bà được diễn ra trang trọng. Tượng bà sẽ được lau bằng nước thơm rồi thay y phục mới

- Chiều ngày 24/4 âm lịch: Rước 4 bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, Hội đồng và bà nhị phẩm Trương Thị Miệt về miếu Bà Chúa Xứ. 

- Ngày 25/4 âm lịch: Lễ xây chầu hát bội

- Ngày 26/4 – 27/4 âm lịch: Lễ chánh tế diễn ra, các bô lão đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về Sơn Lăng.
 

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ là một trong những lễ hội ở An Giang có quy mô lớn nhất trongỞ lễ hội còn tổ chức rất nhiều những hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Nguồn: Mytour.vn


Bên cạnh những phần lễ linh thiêng thì trong những ngày diễn ra lễ hội, ở đây còn tổ chức rất nhiều những hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Khi đến đây, bạn có thể bắt gặp những trò chơi dân gian vui nhọn như múa mâm thao, múa lân, múa chén dĩa,... 


2. Lễ hội Đôn-ta

Nhắc đến lễ hội ở An Giang không thể không kể đến lễ hội Đôn-ta. Đây là một lễ hội truyền thống lớn nhất năm của người đồng bào Khmer ở An Giang. Lễ hội được tổ chức từ ngày 29/8 – 1/9 âm lịch hằng năm.
 

Nhắc đến lễ hội ở An Giang không thể không kể đến lễ hội Đôn-taĐây là một lễ hội truyền thống lớn nhất năm của người đồng bào Khmer ở An Giang. Nguồn: Tourdulichmientay.vn


Phần chính của lễ hội Đôn-ta là những cuộc đua bò kéo bừa. Thông thường sẽ có 38 đôi bò tham gia tranh đấu với nhau. Chủ nhân của con bò giành được chiến thắng sẽ được nhận phần thưởng vô cùng đặc biệt. Đối với người dân Khmer ở đây, lễ hội không đơn giản là những trận đua bò quyết liệt, vui nhộn mà sâu xa sau đó là mong ước và khát vọng một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. 


3. Lễ hội Kỳ An 

Bên cạnh lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, lễ hội Kỳ An cũng là một trong những lễ hội lớn của tỉnh An Giang. Lễ hội Kỳ An thường diễn ra từ ngày 10/5 – 11/5 âm lịch, tại đình Châu Phú, thuộc phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
 

Lễ hội Kỳ An là một trong những lễ hội ở An Giang mang đậm nét văn hóa truyền thống địa phươngLễ hội Kỳ An thường diễn ra từ ngày 10/5 – 11/5 âm lịch, tại đình Châu Phú, thuộc phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nguồn: Mytour.vn


Đây là lễ hội có ý nghĩa tưởng nhớ Thành Hoàng Nguyễn Hữu Cảnh – người có công khai phá vùng đất Nam Bộ nói chung và mảnh đất An Giang nói riêng. Đồng thời, cũng là dịp để người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cuộc sống bình an.
 

Lễ hội Kỳ An là một trong những lễ hội ở An Giang mang đậm nét văn hóa truyền thống địa phươngVào sáng ngày 10/5 âm lịch, lễ thỉnh sắc dinh Nguyễn Hữu Cảnh từ Nhà lớn về đình sẽ được diễn ra. Nguồn: lehoi.infor


Vào sáng ngày 10/5 âm lịch, lễ thỉnh sắc dinh Nguyễn Hữu Cảnh từ Nhà lớn về đình sẽ được diễn ra. Các vị trong ban quản trị đình sẽ mặc áo dài khăn đóng, mang theo kiệu, kèn trống và lễ vật,… long trọng trước sắc dinh Nguyễn Hữu Cảnh về đình. Sau lễ thỉnh sắc dinh Nguyễn Hữu Cảnh, lễ thỉnh sắc dinh Thoại Ngọc Hầu, vệ thủy Đỗ Đăng Tàu và phó vệ thủy Lê

Văn Sanh cũng được diễn ra sau đó. Sang ngày 11/5 âm lịch, lễ túc kết bắt đầu với đầy đủ lễ vật và nhiều nghi thức dân gian truyền thống khác. 


4. Hội đền Nguyễn Trung Trực

Đền Nguyễn Trung Trực nằm ở xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đền là nơi thờ cúng và tưởng niệm thủ lĩnh Nguyễn Trung Trực – người đã có công trong nhiều trận chiến với Pháp ở Nam Bộ, trong đó nổi tiếng với việc đã đánh chìm một tàu ở Pháp trên sông Nhật Tảo.
 

Hội đền Nguyễn Trung Trực được xem là một trong những lễ hội ở An Giang đặc biệt quan trọngNgày nay, cứ đến ngày 18 – 19/10 âm lịch hằng năm, hội đền Nguyễn Trung Trực lại được tổ chức. Nguồn: Lang Thang An Giang


Ngày nay, cứ đến ngày 18 – 19/10 âm lịch hằng năm, hội đền Nguyễn Trung Trực lại được tổ chức. Từ 2013, đây được xem là một trong những lễ hội ở An Giang đặc biệt quan trọng và là sự kiện văn hóa mang tầm cỡ quốc gia.

Trước 1 tuần diễn ra lễ hội, người dân các tỉnh miền Tây kéo về đền để cùng nhau lau chùi, sửa sang, đắp lò, chuẩn bị cỗ cúng như con cháu trong một gia đình đang chuẩn bị cúng giỗ cho ông bà. Khi lễ hội diễn ra sẽ có các nghi thức cổ truyền như lễ tế cụ, lễ tế đàn cả, lễ dâng hương,… Bên cạnh đó, còn có các tiết mục biểu diễn văn nghệ góp phần làm cho lễ hội càng trở nên sôi động. Những trò chơi dân gian như cờ người hay biểu diễn vỏ thuật, thu múa lân sư rồng thả hoa đăng trên sông, thi cộ hoa,… cũng được tổ chức.


6. Hội đền Bảo Sanh 

Hội đền Bảo Sanh là một trong những lễ hội ở An Giang được diễn ra đều đặn hằng năm, vào ngày rằm tháng Giêng. Đền Bảo Sanh là nơi thờ tự Lào Yá - một vị thần gốc Trung Hoa, được triều đình nhà Thanh sắc phong là Bảo Sanh Đại Đế.
 

Hội đền Bảo Sanh là một trong những lễ hội ở An Giang được diễn ra đều đặn hằng năm, vào ngày rằm tháng GiêngTính đến nay, đền Bảo Sanh đã tồn tại gần 1 thế kỷ và là nơi tâm linh, được người dân An Giang gửi gắm rất nhiều ước vọng. Nguồn: Lang Thang An Giang


Tính đến nay, đền Bảo Sanh đã tồn tại gần 1 thế kỷ và là nơi tâm linh, được người dân An Giang gửi gắm rất nhiều ước vọng. Từ xa xưa đến nay, người dân An Giang tin rằng trẻ con khi được ký gửi ở đền Bảo Sanh sẽ rất dễ nuôi, lớn lên sẽ khỏe mạnh và thành tài.
 

>>Xem thêm: Gợi ý chùm tour du lịch Miền Tây giá tốt


Vào ngày rằm tháng giêng, lễ hội đền Bảo Sanh thu hút rất đông người dân đến tham dự. Lễ diễu hành được tổ chức có trống, kèn. Trên đường diễu hành sẽ ban phát nước thành để cầu tài lộc, sức khỏe và may mắn cho người dân. 

Trên đây là 5 lễ hội ở An Giang với những nét văn hóa, nghi thức đặc sắc. Lữ Hành Việt hy vọng với bài viết sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều gợi ý vui chơi, tham quan khi du lịch An Giang. Chúc bạn có nhiều trải nghiệm đáng nhớ khi đến đây! 


Hoàng Anh (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)