Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Quy Nhơn

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình Định

Chủ nhật, 10/05/2020, 18:08 GMT+7

Bình Định không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp mà các kiến trúc văn hóa Chăm – pa tiêu biểu như tháp Bánh Ít cũng khiến du khách lưu luyến không quên đấy nhé.

test

Vài nét về tháp Bánh Ít

Tháp Bánh Ít tọa lạc trên một ngọn đồi thoai thoải chỉ cách mực nước biển chừng 100m, nằm giữa 2 nhánh sông Côn là Tân An và Cầu Gành, bên cạnh quốc lộ 1A, thuộc địa phận thôn Ðại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km về phía Bắc.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhTòa tháp tọa lạc trên một ngọn đồi thoai thoải (Ảnh @ nguynathu)

 

Theo như ghi chép của sách Đại Nam nhất thống chí thì thời xưa tháp còn có tên là Thị Thiện do có quán bán bánh của một người đàn bà tên Thị Thiện đặt dưới chân núi, một số tài liệu khác thì gọi theo tên thôn là Ðại Lộc, người Pháp thì đặt tên cho nó là Tour d’Argent - tháp Bạc và một số tên gọi khác là Cầu Bà Gi, Thiện Mẫu, Thổ Sơn.

Song, do bốn ngọn tháp đứng gần nhau, một lớn ở trên cao và ba nhỏ ở dưới thấp, nhìn từ xa khiến người ta liên tưởng đến một mâm bánh ít  - đặc sản của Bình Định đã bóc lá nên người dân đã quen gọi với cái tên "tháp Bánh Ít" và được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhTrông xa như những chiếc bánh ít khổng lồ (Ảnh @lequyen1026)

 

Ngọn tháp này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 dưới thời trị vì của hai quốc vương là Harivarman IV và V, trong giai đoạn phong cách kiến trúc Champa có sự kết hợp của phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Chính vì thế nó là một trong số những di tích kiến trúc Chăm đặc sắc nhất còn tồn tại trên mảnh đất Bình Định và cũng là công trình kiến trúc cổ duy nhất của Việt Nam lọt vào top 1001 công trình kiến trúc nhất định phải đến thăm một lần trong cuộc đời của nhóm tác giả người Anh.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhThu hút rất nhiều du khách đến tham quan mỗi năm (Ảnh @totori_nguyen)

 

Kiến trúc đặc sắc của tháp Bánh Ít

Cụm di tích tháp Bánh Ít hiện có 4 ngọn tháp: 1 tháp chính và 3 tháp phụ xung quanh là tháp mái, tháp lửa và tháp cổng như những chiếc bánh ít lột trần trông rất thú vị. Tuy rằng đây không phải nhiều nhưng lại còn giữ được nguyên vẹn nhất hình dáng ban đầu của tháp dù trải qua bao thăng trầm, bao biến đổi của thời gian.

 

Tháp chính

Đây là ngọn tháp lớn nhất nằm ở trung tâm ngọn đồi với chiều cao khoảng hơn 20m, được xây dựng theo hình vuông, có 3 tầng càng lên trên càng nhỏ dần và mỗi mặt dài 11m, riêng phần cửa ra vào thì nhô ra thêm 2m.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhTòa tháp chính thu hút cái nhìn đầu tiên của du khách (Ảnh @_imkio)

 

Cũng giống bao ngọn tháp Chăm - pa khác như tháp Chàm Poshanư Phan Thiết hay tháp Poklong Garai Ninh Thuận…tòa tháp này cũng có 1 cửa chính ở phía Đông và 3 cửa giả ở quay về các hướng khác.

Vòm cửa chính được tạc hình mũi giáo hai lớp cao nhọn với các hoa văn hình xoắn nối kết nhau. Chính giữa vòm là bức phù điêu mặt Kala đang trong tư thế ngoạm rắn Naga. Diềm mái thì được chạm khắc hình ảnh khỉ thần HaNuMan trong tư thế đang múa còn các cửa giả thì được trang trí bởi các bức phù điêu Gajasimha (mình người đầu voi) rất sinh động.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhCửa chính được trang trí công phu, tỉ mỉ (Ảnh @khanhkhanhne_)

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhCác mặt bên cũng được phù điêu bắt mắt (Ảnh @nghianguyen2018)

 

Được thiết kế đường bệ và hoành tráng với năm cột dọc và rãnh kép vừa làm cho tường vững chãi, vừa mang đến vẻ thanh thoát, kết hợp hài hòa với các đường nét thanh tú của các họa tiết hoa lá, cây cối, con vật hay người đang nhảy múa khiến cho những bức tường vô tri của tháp Bánh Ít trở nên sống động lạ thường.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhTòa tháp sừng sững, vững chãi qua tháng năm (Ảnh @totori_nguyen)

 

Tháp mái 

Ngọn tháp này nằm ở phía Nam tháp chính với chiều dài 12m, rộng 5m và chiều cao khiêm tốn hơn chỉ tầm 10m. Phần mái của tháp được làm cong cong phần giữa, vút lên ở hai đầu tựa hình thuyền, cũng giống với mái nhà rông của người Tây Nguyên hoặc yên ngựa nên chẳng biết tự bao giờ người dân ở đây đã quen gọi nó là tháp yên ngựa.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhTháp mái có hình dạng lạ lẫm bắt mắt (Ảnh @ imthuhoai___)

 

Cửa chính của tháp cũng hướng về phía Đông, đi sâu vào bên trong thì bạn sẽ thấy có những cửa phụ đi phía Bắc và Nam. Mỗi mặt của thân tháp đều được thiết kế các cột dọc song song hình chữ nhật khỏe khoắn điểm xuyết những phù điêu uốn lượn mềm mại hình người, hình thú, chim muông và hoa văn hoa lá khiến nó trở nên bắt mắt hơn.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhBên trong đơn sơ hơn tòa chính (Ảnh @fiona078)

 

Điểm đặc biệt nhất khiến ngọn tháp trở nên độc nhất vô nhị trong các tòa tháp Chăm ở Bình Định là phần đế tháp rộng hơn phần thân, được xây vuông vắn với những hình người, hình thú ở dưới chân tháp tựa như đang ưỡn người, khuỳnh chân, vươn tay, đồng lòng dùng sức nâng bổng cả tòa tháp lên.

 

 

Tháp lửa

Ngọn tháp này cao khoảng 10m, nằm ở phía Đông Nam với 4 cửa ngoảnh về 4 hướng để lấy linh khí, tinh hoa của đất trời ở mọi thời điểm. Phần đỉnh tháp được thu nhỏ dần theo từng tầng, mỗi tầng đều có một hàng cột theo lối thắt giữa, phình 2 đầu, trông xa như những quả bầu nậm màu gạch cũ phủ đầy rêu phong, màu phai dần theo năm tháng rất thu hút.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhTháp lửa cũng không kém phần hấp dẫn (Ảnh @makeuput_0366.520.979)

 

Tháp cổng 

Từ tháp chính nhìn về hướng Đông, bạn sẽ bị ngỡ ngàng bởi kiến trúc Gopura của tháp cổng với mái vòm cửa hình mũi giáo và nhiều lớp liên tiếp, xếp chồng lên nhau vút lên trời cao.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhTháp cổng có hình dáng tương tự tháp chính (Ảnh @linhnhiii_08)

 

Dù chỉ cao 13m, xây trên bình đồ hình vuông, mỗi chiều khoảng 7m, chất liệu hoàn toàn bằng gạch đá ong song chính sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Bình Định và nét Champa độc đáo thời xưa khiến ngọn tháp trở nên trở thành điểm check in quen thuộc của du khách khi đến thăm khu di tích lịch sử tháp Bánh Ít.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhLà địa điểm check in lý tưởng của du khách (Ảnh @yenmy3005)

 

Tháp cổng được trang trí khá đơn giản nhưng lại trông vô cùng khỏe khoắn, vững chãi với 2 cửa Đông Tây thông nhau trở thành nơi đầu tiên chào đón du khách tham quan.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhĐón bước chân đầu tiên của khách tham quan (Ảnh @h.jessie_)

 

Trải nghiệm thú vị tại tháp Bánh Ít

Mặc dù mỗi kiến trúc ở tháp Chăm Bánh Ít có một dáng vẻ, nét đẹp riêng, nhưng khi tập hợp lại thì lại tạo thành một quần thể hoành tráng, vững chãi vừa mang đậm ảnh hưởng của nghệ thuật Cham-pa nhưng vẫn giữ được những nét rất riêng của mảnh đất võ Bình Định khiến bất cứ ai khi đặt chân tới nơi này đều cảm thấy thích thú như đang lạc vào một thế giới cổ đại đầy huyền bí.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhVẻ đẹp khiến ai cũng mê mẩn (Ảnh @nguynathu)

 

Hơn nữa, do được đặt ở vị trí đắc địa, có gió mát cây xanh, cảnh vật kỳ thú, có cây trái thơm ngọt, khoe màu tươi thắm trên đồi núi tĩnh lặng, nên đứng những tòa tháp hàng ngàn tuổi với những phù điêu sinh động, được từng làn gió đùa giỡn mái tóc, bên trên là bầu trời xanh trong vời vợi, bạn sẽ thấy tâm hồn như được gột rửa, thanh thả và yên bình lạ kỳ luôn đấy.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình ĐịnhTâm hồn như được lắng đọng tại đây (Ảnh @nguynathu)

 

Đặc biệt, những bức tượng đá tạc thần Shiva tọa trên đài sen tinh xảo bằng đá sa thạch hay các vật dụng còn sót lại của người Chăm xưa còn được lưu giữ lòng tháp chính nên bạn đừng quên ghé vào để chiêm ngưỡng nhé.

 

'Say như điếu đổ' kiến trúc Champa ấn tượng của tháp Bánh Ít Bình Định(Ảnh @chauduongg_)

 

Ngày nay, tháp Bánh Ít Bình Định không còn là nơi thờ tự như hồi xưa nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn có thể bắt gặp một số người dân địa phương lên đây để thắp nhang cầu nguyện đấy.

 

Cách di chuyển đến tháp Bánh Ít

Từ quốc lộ 1A, bạn chạy xe theo hướng Bắc Nam, qua khỏi cầu Bà Di là đến được địa phận thôn Đại Lộc, cứ đi tiếp sẽ nhìn thấy một tòa tháp cổ sừng sững trên ngọn đồi nằm phía bên tay trái, nổi bật trên nền trời xanh, lúc này chỉ cần gửi xe ở gần đó và lên tham quan thôi.

Đến thăm Bình Định đừng quên ghé qua tháp Bánh Ít – nét văn hóa độc đáo hiếm hoi còn sót lại của người Chăm nhé.

 

Thái Hà (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)