Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Hà Nội

Thâm nghiêm Ô Quan Chưởng - chứng tích lịch sử Thủ đô

Thứ năm, 17/10/2019, 11:23 GMT+7

Ô Quan Chưởng (ô Đông Hà) là cửa ô còn sót lại duy nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Ngày nay, đây là điểm tham quan nổi tiếng để du khách tìm hiểu lịch sử và văn hóa Hà Nội.

test

Kinh thành Thăng Long xưa có 5 cửa ô nổi tiếng lần lượt là: ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô Đống Mác, ô Chợ Dừa và ô Quan Chưởng. Lúc đó, hệ thống thành lũy, lăng tẩm, đền đài đều được xây dựng rất quy mô song trải qua nhiều biến cố lịch sử và thời gian, những dấu tích của kinh đô xưa đã bị phá hủy gần hết, cho tới nay chỉ còn ô Quan Chưởng vẫn còn tồn tại mang đậm nét các dấu ấn của một Hà Nội xưa cũ.

 

Thâm Nghiêm Ô Quan Chưởng - Chứng Tích Lịch Sử Thủ ĐôÔ Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn tồn tại trong 5 cửa ô của kinh thành Thăng Long xưa

 

Thâm Nghiêm Ô Quan Chưởng - Chứng Tích Lịch Sử Thủ ĐôMột sáng đẹp trời ở cửa ô cổ kính

 

>> Xem thêm: Giá vé tham quan tại Hà Nội cập nhật năm 2019

 

Ô Quan Chưởng còn được gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn (東河門, tức cửa phường Đông Hà), xây dựng từ khoảng năm 1749 đến năm 1817, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long. Cái tên "ô Quan Chưởng" được đặt để tưởng nhớ một viên quan Chưởng Cơ đã cùng 100 binh lính nhà Nguyễn chiến đấu chống quân Pháp khi chúng tấn công Hà Nội ngày 20/11/1873 qua cửa ô Đông Hà, và hy sinh. Địa điểm xây dựng ô Quan Chưởng ngày nay chính là đầu phố Hàng Chiếu, ngay gần cầu Chương Dương.

 

Thâm Nghiêm Ô Quan Chưởng - Chứng Tích Lịch Sử Thủ ĐôÔ Quan Chưởng nằm ở phố Hàng Chiếu cắt Đào Duy Từ

 

Tài liệu xưa kể lại, khi thực dân Pháp bắt đầu đô hộ nước ta, chúng cho phá bỏ hết các cửa ô cùng đê điều để mở rộng thành phố, chỉ riêng ô Quan Chưởng (ô Đông Hà) được giữ lại, do bởi sự cương quyết muốn giữ lại cửa ô này của người dân và cai tổng Đồng Xuân Đào Đăng Chiểu, nhờ vậy công trình vẫn còn tồn tại tới nay.

 

Thâm Nghiêm Ô Quan Chưởng - Chứng Tích Lịch Sử Thủ ĐôCửa ô này vẫn còn lưu giữ được những nét cổ xưa

 

Nguyên liệu xây dựng công trình này là gạch vồ và đá có kích thước lớn, tương tự loại gạch xây tường trong Văn Miếu Quốc Tử Giám.

 

Thâm Nghiêm Ô Quan Chưởng - Chứng Tích Lịch Sử Thủ ĐôGạch xây công trình này tương tự như loại gạch ở Văn Miếu Quốc Tử Giám

 

>> Tham khảo: City tour Hà Nội 1 ngày khám phá trọn Thủ đô

 

Hiện tại, cửa ô Hà Nội này vẫn giữ được vẹn nguyên kiến trúc ban đầu, nghĩa là nguyên tắc vọng lầu đặc trưng của nhà Nguyễn thời bấy giờ. Ô có 2 tầng: tầng 1 có 1 cửa chính và 2 cửa phụ 2 bên, tầng 2 có vọng lầu 4 mái, tầng 3 là mái. Các cửa nhỏ có mái cuốn, vọng lâu ở tầng 2 án ngữ vị chí góc của cửa chính, xung quanh trang trí hình lục lăng, tứ giác và hoa thị. Đây là điểm từng được canh gác và kiểm soát chặt để giữ an ninh cho cả khu phố buôn bán bên trong. Ngoài ra, trên tường phía trái cửa chính có một tấm bia đá ghi lệnh cấm người canh gác cửa ô không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881.  Trên mái đề nổi ba chữ Hán 東河門 nghĩa là “ĐÔNG HÀ MÔN”. 

 

Thâm Nghiêm Ô Quan Chưởng - Chứng Tích Lịch Sử Thủ ĐôCó cả một khu phố tấp nập buôn bán ở đây

 

Thâm Nghiêm Ô Quan Chưởng - Chứng Tích Lịch Sử Thủ ĐôĐịa điểm chụp ảnh cưới mang màu sắc cổ điển


Không còn giữ được nét cổ kính nguyên sơ, nhưng những đặc trưng về kiến trúc, các giá trị văn hóa, lịch sử... đủ để thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan khi có dịp ghé thăm Hà Nội. Ai qua đây cũng muốn một lần chiêm ngưỡng chứng tích của sự hiên ngang, bất khuất; một biểu tượng của kinh thành xưa trong lòng phố cổ Hà Nội.

 

Thâm Nghiêm Ô Quan Chưởng - Chứng Tích Lịch Sử Thủ ĐôYên bình nơi quán trà đá vỉa hè ở Ô Quan Chưởng

 

Có thể nói rằng, ô Quan Chưởng chính là chứng nhân tuyệt vời của lịch sử Thủ đô ngàn năm văn hiến giữa những thăng trầm biến đổi của thời gian.
 

Chang (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)