Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Hà Nội

Cầu Long Biên Hà Nội hiên ngang bắc qua 3 thế kỷ

Thứ tư, 14/10/2020, 06:37 GMT+7
Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử trong quá trình bảo vệ, giữ gìn bờ cõi dân tộc Việt Nam và là biểu tượng văn hóa của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
test

Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, cây cầu Long Biên Hà Nội vẫn là một chứng nhân lịch sử sắt son và niềm tự hào của người dân thủ đô Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Giữa phố phị ồn ào, náo nhiệt ấy, cây cầu đã gắn liền với bao nhiêu thế hệ người dân Hà Nội từ lúc bé xíu cho đến khi trưởng thành. Vẫn nét trầm mặc, vẫn chút suy tư cùng với sự cổ kính từ những thanh sắt hoen vết nhuốm thời gian, cầu Long Biên vẫn sừng sững, kiên cường, vững trãi đưa những dòng người qua sông an toàn. Nhịp sống an bình, thảnh thơi với khung cảnh hoàng hôn lúc xế chiều trên cây cầu ấy đã hấp dẫn các bạn trẻ tìm đến đây đi dạo, thả hồn vào mây trời, ngắm sông nước sẽ thấy đời thật an yên.

 

 

>>Xem thêm: Ngắm nhìn Hà Nội qua năm tháng trên những cây cầu

 

Giới thiệu về cây cầu Long Biên Hà Nội


Lịch sử cầu Long Biên

Cầu Long Biên, Hà Nội là cây cầu thép đầu tiên bắc qua dòng sông Hồng, nối liền 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Cây cầu này do người Pháp xây dựng vào những năm 1898 và khánh thành ngày 28/02/1902. Cây cầu không chỉ là huyết mạch đưa người qua sông mà nó đã song hành cùng quân và dân thủ đô chống lại 2 cuộc kháng chiến khốc liệt với thực dân Pháp. Và ở trận đánh chống Mỹ, do chịu nhiều trận đạn bom nên cầu đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

 

 

Qua hơn 2 thế kỷ với nhiều lần trùng tu, cầu Long Biên vẫn tồn tại song hành với người dân thủ đô. Cho đến ngày nay, theo dòng thời gian thăng trầm cây cầu đã nhuốm màu hoen rỉ mặc dù đã được tu sửa nhiều lần. Thế nhưng, đối với người Hà Nội, cây cầu ấy vẫn là chứng tích lịch sử đáng tự hào.

 

Gắn liền với những sự kiện lịch sử của Thủ đô

Theo những dữ kiện lịch sử cho thấy, cầu Long Biên gắn liền với nhiều cột mốc lịch sử quan trọng của dân tộc ta. Đó là 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đến năm 1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, thì cây cầu đã trở thành nhịp lối đưa hàng triệu dân Việt trong và ngoài tỉnh về với Bác hòa trong giây phút thiêng liêng.

 

 

Tháng 10/1945, khi thủ đô ngập tràn màu cờ hoa ăn mừng giải phóng, cây cầu ấy vẫn nằm tại đó và chứng kiến sự phấn khởi, tự hào dân tộc. Đến 21 năm sau, một lần nữa, cầu Long Biên lại được chứng kiến ngày trọng đại nhất đó là thống nhất đất nước, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Cứ như thế, cây cầu hơn 100 năm nay vẫn sừng sững đứng tại đó đồng hành cùng cuộc sống của dân tộc Việt Nam cho đến tận bây giờ.

 

Kiến trúc cây cầu

Cây cầu này mang đậm kiến trúc kiểu Pháp; sở hữu chiều dài lên đến 2.290m qua sông và dài 896m dẫn cầu, bao gồm 19 nhịp dầm thép được đặt rên 20 chiếc trụ cầu cao hơn 40m với kiến trúc rất độc đáo. Cầu được thiết kế rất nhiều làn đường gồm: đường sắt đơn nằm ở chính giữa cầu; làn đường đường đi bộ: được thiết kế ở 2 bên trái và phải dành riêng cho người đi bộ với chiều rộng lên đến 0,4m và làn đường dành cho xe đạp và các loại xe khác rộng 2,6m.

 

 

Điểm độc đáo của cây cầu chính là luồng giao thông phân theo hướng bên trái chứ không phải ở bên phải như nhiều cây cầu khác ở Việt Nam. Đây là kiểu thiết kế hay được các nước châu Âu điển hình là nước Pháp áp dụng. Nhìn từ phía xa, cầu Long Biên Hà Nội như là 1 con rồng uốn lượn khiến nhiều người liên tưởng cây cầu này giống cầu Tobiac thuộc quận 13 nối liền thành phố Orléans và Paris nước Pháp. Và có thể nói, cây cầu này chính là cây cầu bằng sắt ấn tượng nhất trên thế giới.

 

 

Những trải nghiệm tuyệt vời tại cầu Long Biên Hà Nội
 

Ngắm cảnh hoàng hôn

Cầu Long Biên không chỉ là nơi mà những bạn trẻ thường chạy xe ra để hóng gió, thư thả tâm hồn mà đây còn là điểm đến mà nhiều cô cậu học sinh tụ tập đàn hát và lưu giữ lại ký ức tuổi trẻ. Hơn nữa, đây là còn địa điểm ngắm hoàng hôn lãng mạn khi ghé thăm cầu vào lúc xế chiều. Những tia nắng vàng buông xuống hòa trong lớp màu nâu cũ kỹ của những thanh sắt tạo nên một background cực đẹp để các nhiếp ảnh gia có cơ hội được trổ tài chụp ảnh.

 

 

>>Xem thêm: TOP 5 địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp ở Hà Nội nhất định phải đi một lần cho biết

 

Uống cafe view cầu

Thưởng thức cafe Trần Nhật Duật trên tầng 4 trong không gian mở là bạn có thể ngắm nhìn trọn vẹn cầu Long Biên xa xa. Vừa thưởng thức cafe, vừa trò chuyện và view tầm mắt ra xa sẽ bắt gặp hình ảnh cây cầu cổ kính, bãi đá sông Hồng, khu chợ sôi nổi rất gần gũi, thân quen.

 

 

Ăn ngô khoai nướng mùa đông

Mùa đông thì giới trẻ thường kéo nhau ra cầu Long Biên để thưởng thức món ngô nướng, khoai nướng nóng hổi bên cơn gió lạnh đầu mùa cảm thấy cực kỳ thích thú vì hơi nóng của bếp nướng khoai đã át đi những cơn gió lạnh rít bên tai.

 

 

Check-in bãi đá sông Hồng

Ngay cạnh chân cầu Long Biên chính là bãi đá sông Hồng - điểm chụp ảnh nổi tiếng, thân quen của nhiều người. Và chắc chắn, đối với những ai ưa sống ảo, thì khung cảnh xanh bát ngát nơi bãi đá sẽ là background lý tưởng dành cho bạn đấy nhé.

 

 

Những lưu ý khi tham quan cầu Long Biên, Hà Nội

- Di chuyển: đến cầu Long Biên bạn có thể đi xe bus đến bến xe bus Yên Phụ - chợ Đồng Xuân vì cầu nằm ngay gần đó.

- Điểm chụp hình yêu thích: sân ga Long Biên. Từ bãi giữ xe tại chân cầu bạn di chuyển lên đường ray trên cầu và tha hồ thả dáng chụp ảnh.

- Vì cầu có làn đường dành cho người đi bộ với lan can khá thấp nên hãy đi chầm chậm, không nên đùa giỡn nhau ở trên cầu.

Nếu có dịp du lịch Hà Nội thì hãy dành một chút thời gian ghé thăm cây cầu Long Biên để hiểu hơn về cây cầu gắn liền với năm tháng hào hùng của dân tộc Việt Nam. Chắc chắn, bạn sẽ bị thu hút bởi vẻ đẹp cổ kính nhuốm màu thời gian của nó và thu lượm được nhiều pic ảnh cực kỳ xuất sắc.

 

Nguyễn Chiên (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)