Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Hải Phòng

Vãn cảnh chùa Dư Hàng Hải Phòng - ngắm cổ tự ngàn năm nổi danh ở đất Cảng

Thứ hai, 19/12/2022, 16:39 GMT+7

Chùa Dư Hàng Hải Phòng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất ở thành phố Cảng. Lịch sử lâu đời cùng lối kiến trúc cổ ấn tượng. Đến thăm ngôi chùa linh thiêng từ thời Nguyễn này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tượng Phật và đồ mỹ nghệ có từ thời xa xưa vẫn còn được lưu giữ.

test

Thông tin về chùa Dư Hàng ở Hải Phòng

Chùa Dư Hàng tên chữ là Phúc Lâm Tự, đây từng là ngôi chùa cổ và có quy mô lớn nhất tại Hải Phòng. Chùa tọa lạc tại số 121 Dư Hàng, phường Hồ Nam, quận Lê Chân và cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía Tây Nam. Mang phong cách cổ kính, hiện nay có kiến ​​trúc nguy nga với nhiều hiện vật có giá trị còn được lưu giữ trong khuôn viên chùa.

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - cổ tựẢnh: @vinpearl

 

Ngôi chùa độc đáo này đã được công nhận là một trong những Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1986. Đến với chùa Dư Hàng, bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu nhiều hơn về một ngôi chùa đã tồn tại hàng ngàn năm. Nơi lưu giữ nhiều giá trị về kiến ​​trúc và văn hóa đặc sắc có liên quan đến truyền thống Phật giáo của người phương Tây.

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - kiến trúc đẹpẢnh: @chonthieng

 

Khuôn viên rợp bóng cây cổ thụ to lớn với những quần thể mộ tháp ấn tượng. Các phòng thờ Phật đều có kiến ​​trúc đặc biệt, các mái đầu cong nhọn mang điều lành đến cho mọi người. Chùa Dư Hàng từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch Hải Phòng thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và lễ Phật.

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - check inẢnh: @cyril_malch

 

Hướng dẫn đi Chùa Dư Hàng Hải Phòng

Chùa Dư Hàng nằm ngay trung tâm thành phố, rất dễ dàng và thuận tiện để đến tham quan. Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn đi theo hướng về QL5B/ĐCT04 đến Phạm Văn Đồng/ĐT353 tại Hải Thành. Từ QL5B/ĐCT04 đi theo lối ra ĐT353. Sau đó, đi tiếp đường Phạm Văn Đồng/ĐT353 khoảng 10km nữa sẽ đến chùa Dư Hàng tại Hồ Nam, Hải Phòng.

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - đường điẢnh: @business-site

 

Lịch sử chùa Dư Hàng của Hải Phòng 

Chùa Dư Hàng mang đậm phong cách cổ kính đẹp không thua kém gì chùa Hang Đồ Sơn, nơi đây có từ thời Tiền Lê (980-1009). Tương truyền vào đời Trần, Giác Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông và Thiền sư Huyền Quang vẫn thường đến đây thuyết giảng đạo pháp. Đến đời vua Lê Gia Tông vào năm 1672, quan Đô úy Nguyễn Đình Sách từ quan xuất gia, lấy đạo hiệu là Chân Huyền. 

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - lịch sửẢnh: @haiphongtour

 

Thấy cảnh chùa đổ nát, Đô uý mới đứng ra vận động nhân dân góp công sửa chùa. Đến đời vua Thành Thái, Hòa thượng Thông Hạnh (tự là Phúc Nguyên) thuộc phái Vĩnh Nghiêm đã cho trùng tu và mở rộng chùa, xây thêm gác chuông. Năm 1917, chùa lại được sửa sang một lần nữa với quy mô lớn hơn, nhiều khu vực hơn. Và vẫn còn giữ được nhiều nét nguyên bản mà bạn thấy đến ngày nay.

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - lịch sửẢnh: @business-site

 

Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Dư Hàng 

Kiến trúc chùa Dư Hàng Hải Phòng xứng đáng là một di tích cổ kính, đồng thời là một danh lam thắng cảnh đẹp hàng đầu nơi đất cảng Hải Phòng. Phúc Lâm Tự được xây dựng theo kiểu "Đinh", nổi bật nhất là cổng tam quan có mái cong. Ngay chính giữa cổng chuông treo chiếc nhẫn đồng lớn, trên có khắc dòng chữ “Phúc Lâm Tự Chung” - tức chiếc nhẫn chùa Phúc Lâm.

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - kiến trúcẢnh: @tienamphu

 

Qua gác chuông là một sân rộng, ở đấy có đặt một đỉnh lớn và tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Tiền đường gồm 7 gian dựng theo kiểu vì kèo giá chiêng, bên phải là 5 gian: nhà tổ, nhà trai và nhà ngang; còn bên trái là 5 gian nhà hậu. Năm gian thượng điện cũng được dựng bằng gỗ có những vì kèo được chạm trổ vô cùng tinh tế.

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - chính điệnẢnh: @edwfree

 

Khi đi đến phần chính điện, theo kinh nghiệm du lịch Hải Phòng bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tượng được chạm khắc tinh xảo như: tượng Phật, tượng Hộ Pháp, tượng Trúc Lâm tam Tổ và các câu đối chạm khắc theo phong cách nghệ thuật triều Nguyễn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bức chạm lộng sơn son thếp vàng rực rỡ ở chánh điện do các nghệ nhân Hà Nam Ninh tạc vào đầu thế kỷ XIX. 

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - máiẢnh: @tthp

 

Bên cạnh đó, chùa hiện còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: đỉnh đồng, khánh đồng, bát hương, tủ chạm,... Khu vực vườn chùa tĩnh mịch dưới những tán cây cổ thụ to lớn rợp bóng mát có tổng cộng 9 toà tháp mộ. Trong đó bạn sẽ thấy có bao gồm:

- Nhóm tháp của các vị tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

- Tháp của Thiền sư Chân Huyền Nguyễn Đình Sách.

- Tháp dành cho các vị cao tăng từng trụ trì ở chùa Dư Hàng.

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - vườn thápẢnh: @chonthieng

 

Không chỉ có vậy, đến tham quan chùa Dư Hàng Hải Phòng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều pho tượng Phật có giá trị, các bức hoành phi, câu đối và rất nhiều đồ mỹ nghệ cổ. Tất cả các phòng thờ Phật đều có kiến ​​trúc kiểu chùa Ấn Độ hoặc Campuchia, các mái trên cùng có 43 đầu cong nhọn tượng trưng cho bình nước Holey mang điều lành đến cho mọi người. 

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - tác phẩm điêu khắcẢnh: @vinpearl

 

Điểm tham quan gần chùa Dư Hàng

- Nhà hát lớn thành phố: đẹp và khang trang không thua kém gì nhà hát lớn Hà Nội. Nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hoá, chính trị lớn của thành phố. Một trong những biểu tượng của thành phố Hoa phượng đỏ, là điểm check in gần chùa Dư Hàng Kênh Hải Phòng mà bạn nhất định phải ghé qua. 

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - nhà hát lớnẢnh: @bejetdo

>>>Xem thêm: Nhà hát lớn Hải Phòng – biểu tượng kiến trúc lừng danh đất Cảng

 

- Hồ Tam Bạc: nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng. Đây là địa điểm hoàn hảo để bạn có thể đến thư giãn. Hai bên hồ được trồng những hàng cây cao toả bóng mát, mọi người thường chọn hồ Tam Bạc để đi dạo và hít thở không khí trong lành. Bạn cũng sẽ thấy có khá nhiều người dân địa phương câu cá ở đây.

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - hồ Tam BạcẢnh: @maidq241287

 

Lưu ý khi tham quan chùa Dư Hàng 

- Thể hiện là người có văn hoá khi tham quan di tích tâm linh, đi đứng nhẹ nhàng, trang phục chỉnh tề. Giữ tâm tịnh khi đến chùa, đi nhẹ, nói khẽ và không làm ồn ào ảnh hưởng đến những người xung quanh.

- Lễ cúng Phật không cần quá cầu kỳ, tâm ý là chính và thắp hương đúng nơi quy định.

- Không công đức tuỳ tiện, rải tiền lẻ khắp nơi.

 

chùa Dư Hàng Hải Phòng - tham quanẢnh: bietthungoctrai

 

 

Chùa Dư Hàng Hải Phòng cổ kính ngàn năm tuổi, an yên và trầm mặc. Một thắng cảnh đẹp động lòng người, địa điểm tâm linh đáng để ghé qua trong chuyến đi đến đất Cảng. Nếu có dịp, nhớ ghé nơi đây để cảm nhận không khí lắng đọng, đi lễ Phật cầu bình an cho bản thân và gia đình.

 

Hà Lê (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)