Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Bình Phước

Thưởng thức rượu cần của người S'Tiêng đậm đà nhớ mãi hương vị

Thứ tư, 17/04/2024, 14:18 GMT+7

Rượu cần của người S’Tiêng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nổi tiếng với hương vị thơm ngon đặc trưng từ các loại lá cây rừng ở Bình Phước mà bất kỳ du  khách nào cũng muốn được thưởng thức một lần.

test

Ngọt - đắng rượu cần của người S’Tiêng

Rượu cần của người S'Tiêng còn được gọi là Rơ nơm Đ’rắp hay Đ’rắp S’lung. Đây là món đồ uống truyền thống của đồng bào dân tộc S'Tiêng sinh sống ở Bình Phước, gắn liền với tâm linh và đời sống văn hoá của người dân nơi đây. Cách chế biến rượu cần S'Tiêng công phu và đòi hỏi người chế biến phải có tay nghề cao.

rượu cần của người S’Tiêng là món đồ uống vào dịp quan trọngRượu cần là món đồ uống không thể thiếu được vào dịp lễ quan trọng của người S’Tiêng. Ảnh: mia


Chẳng biết rượu cần S'Tiêng có từ khi nào, chỉ biết được hình thành từ lâu đời và trở thành món đồ uống không thể thiếu được với người dân nơi đây. Rượu cần Bình Phước gồm có 2 loại: Vị ngọt và vị đắng. Vậy hai loại rượu này có gì đặc biệt?


Rượu cần đắng

Rượu cần đắng được chế biến từ vỏ của cây hơmuônl, phơi khô và giã thật nhuyễn. Gạo lứt hoặc gạo tẻ được ngâm cùng với nước cho mềm và giã nhỏ thành bột. Trộn đều bột gạo với bột của vỏ cây hơmuônl và đổ nước vào trộn đều, vo thành từng viên bằng nắm tay và xếp vào trong nia có phủ lá chuối để trong 2 - 3 ngày.

rượu cần của người S’Tiêng đắngCách chế biến rượu cần đắng của người S’Tiêng. Ảnh: captureroi

Sau thời gian ủ kiểm tra nếu thấy viên men có phấn trắng và mùi thơm nhẹ là được. Trong trường hợp men có vị chua cần bỏ đi làm mẻ mới để đảm bảo chất lượng rượu ngon. Bí quyết nấu rượu cần của người S’Tiêng đó là dùng cỏ tranh phơi khô treo lên bếp và sử dụng khi nấu rượu. Sử dụng lá cây praeng để ủ rượu cần vị đắng, có thể giã nát, băm nhỏ hoặc ủ khô. Trộn đều gạo với lá prareng với tỷ lệ 2:1 rồi cho vào ống nứa để nấu chín thành cơm.

rượu cần của người S’Tiêng đắng cách chế biếnTỉ mỉ từng khâu chuẩn bị nguyên liệu nấu rượu cần. Ảnh: baodantoc

Khi cơm chín sẽ xới ra nia cho nguội và cho vào cối để giã thành bột. Tiếp theo lấy men rắc đều lên cơm rồi trộn thật đều, tỷ lệ men và gạo là 1:1. Không nên cho quá nhiều men sẽ khiến rượu có vị chua. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu bạn cần rửa sạch ché đựng rượu với nước sôi và phơi ngoài trời nắng cho khô để tránh tạp chất gây ảnh hưởng tới chất lượng rượu. Cho cơm rượu vào trong ché và bịt kín lại, có thể dùng tro bếp trộn với nước để ngăn không cho không khí vào bên trong.

rượu cần của người S’Tiêng đắng cách chế biếnCho men rượu vào trong ché cũng đòi hỏi kinh nghiệm. Ảnh: laodong


Nếu sử dụng loại ché nhỏ thì chỉ cần ủ khoảng 20 ngày và 50- 60 ngày đối với ché lớn. Thời gian ủ rượu càng lâu càng ngon, lúc đầu sẽ có vị hơi đắng nhưng càng về sau càng ngọt. Rượu cần là món đồ uống truyền thống của đồng bào dân tộc S’Tiêng tại Bom Bo, huyện Bù Đăng ở Bình Phước.


Rượu cần ngọt

Đặc sản rượu cần của người S'Tiêng còn có vị ngọt được nhiều du khách yêu thích khi có dịp du lịch Bình Phước. Rượu cần ngọt được chế biến từ loại vỏ cây krai-đăng hay lá ler hoặc có thể kết hợp hai loại lá này để làm men nấu rượu. Men rượu cũng có cách chế biến giống như rượu cần men đắng. Một số nơi ở S’Tiêng còn nấu rượu bằng lá sấu, lá côn, lá ớt rừng và lá chanh.

rượu cần của người S’Tiêng ngọtCách chế biến rượu cần ngọt tương tự như loại rượu đắng. Ảnh: baolamdong

Cách ủ và thời gian nấu rượu cần ngọt cũng tương tự như rượu đắng. Một số nơi sử dụng trấu để ủ rượu cần vừa lên men nhanh, lại có màu trắng đục đẹp và vị không bị gắt. Thời gian ủ rượu cần ngọt khoảng 20 ngày có thể uống được và càng để lâu vị càng ngon.

rượu cần của người S’Tiêng ngọtRượu cần ngọt được ủ ngon nhất trong 20 ngày. Ảnh: mia

 

>>Xem thêm: Chùm tour Đông Nam Bộ giá tốt


Rượu cần của người S’Tiêng được thưởng thức vào dịp nào?

Rượu cần của người S’Tiêng thường được uống vào dịp lễ hội, về nhà mới, mừng cơm mới hay đám cưới hỏi… Đây là món đồ uống rất quan trọng và không thể thiếu được trong những dịp quan trọng của người đồng bào S’Tiêng ở Bình Phước. Bình rượu cần được đặt ở vị trí trung tâm và ché rượu được bọc màng cẩn thận cũng như cắm cần để uống sẵn.

uống rượu cần của người S’Tiêng vào dịp lễ TếtRượu cần của người S’Tiêng được thưởng thức vào dịp lễ đặc biệt. Ảnh: baodantoc

Khi thưởng thức rượu cần, người S’Tiêng sẽ sử dụng 1 - 2 cần. Nếu uống rượu cần vào ngày Tết và đãi khách chỉ cắm một cần. Để biết lượng rượu uống còn nhiều hay  ít, người S’Tiêng sẽ dùng cành cây có nhánh gác ở ngang miệng ché để đo.

Rượu cần của người S’Tiêng trở thành sản vật của đồng bào các dân tộc sinh sống ở Bình Phước và góp phần làm đa dạng văn hoá ẩm thực Việt. Cách chế biến rượu cần của các dân tộc ở Bình Phước có cùng công thức, tuy nhiên khác nhau về nguyên liệu chế biến. Rượu cần của đồng bào người S’Tiêng cũng là cách để thể hiện nét đẹp về văn hoá ứng xử giữa cộng đồng, tạo mối liên hệ gần gũi giữa các dân tộc với nhau. Vào ngày 20/1/2019 rượu cần của dân tộc S’Tiêng được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, trở thành niềm tự hào của người dân Bình Phước.  

uống rượu cần của người S’Tiêng vào dịp lễ TếtRượu cần được dùng để đãi khách vào dịp Tết. Ảnh: moitruong

Nếu có dịp ghé thăm Bình Phước bạn hãy một lần thưởng thức đặc sản rượu cần của người S’Tiêng để cảm nhận hương vị đặc trưng và chọn mua những bình rượu ngon nhất mua về làm quà sau chuyến đi nhé!


Phương Nga (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)