Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
DÒNG SỰ KIỆNlàng đo đochè Huế
Huế

Di tích Hổ Quyền Huế: đấu trường 200 năm tuổi duy nhất ở Việt Nam

Thứ năm, 14/09/2023, 10:04 GMT+7

Là nơi diễn ra những trận đấu vô tiền khoáng hậu của hổ và voi, di tích Hổ Quyền Huế được xem như là "đấu trường La Mã" duy nhất ở Việt Nam trong quá khứ và hiện tại đây cũng là điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá Cố đô bạn chớ nên bỏ lỡ.

test

Xứ Huế không chỉ là điểm đến của những công trình kiến trúc uy nghi, thiên nhiên trữ tình mà còn là nơi ghi dấu ấn vàng son của một thời kỳ lịch sử của dân tộc và di tích Hổ Quyền hẳn là một trong những nơi để lại dấu ấn đặc biệt với nhiều du khách. Không phải là đền đài cung điện hay lăng tẩm mà di tích Hổ Quyền Huế chính là một đấu trường đúng nghĩa, nơi diễn ra những cuộc đấu sinh tử giữa voi và hổ độc nhất vô nhị với tuổi đời đã hơn 200 năm. Ghé thăm di tích Hổ Quyền, du khách sẽ có thêm những cái nhìn mới đầy thú vị về đời sống tinh thần của kinh thành Huế xưa.
 

Khám phá di tích Hổ Quyền Huế Di tích Hổ Quyền là đấu trường duy nhất tại Việt Nam từ xưa đến nay cũng là đấu trường voi hổ duy nhất trên thế giới. Ảnh: @oshua_

>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế 1 ngày siêu HOT cập nhật mới 


Di tích Hổ Quyền Huế ở đâu? Hướng dẫn di chuyển

Di tích Hổ Quyền Huế nằm cách trung tâm của thành phố 4km theo hướng Tây, công trình độc đáo này toạ lạc ở địa bàn Tổ 1 Trường Đá của phường Thuỷ Biều là một công trình độc đáo trong quần thể 16 công trình kiến trúc của triều Nguyễn ở Huế.
 

Vị trí của di tích Hổ Quyền Huế Di tích Hổ Quyền nằm ở tổ 1 thôn Trường Đá cách TP Huế 4km. Ảnh: Zing


Để đến Hổ Quyền, du khách có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô, taxi, Grap với các tuyến đường khác nhau, nếu như đi từ khu vực trung tâm, cầu trường Tiền bạn đi theo tuyến đường đến tạp hoá Dì Loan thì rẽ trái sau đó đi thẳng là sẽ đến được khu vực di tích Hổ Quyền Huế. Kinh nghiệm là nên đến với di tích này vào buổi sáng bởi cảnh sắc ở đây sẽ đẹp hơn đồng thời du khách cũng dễ dàng khi kết hợp thăm quan các địa điểm khác. 

 
điện Voi Ré di tích Hổ Quyền Huế Du khách có thể kết hợp check-in điện Voi Ré gần Hổ Quyền. Ảnh: @nywanderer.

 
Lịch sử xây dựng di tích Hổ Quyền 

Sự ra đời của di tích Hổ Quyền Huế là hệ quả của một quá trình lịch sử lâu dài. Dưới thời đại của nhà Nguyễn thì các trận đấu giữa hổ và voi đã được tổ chức từ sớm tuy nhiên địa điểm đầu tiên lại không phải là khu vực Hổ Quyền ngày nay mà là ở cồn Dã Viên trên sông Hương. Các cuộc đấu của voi và hổ thời các vua Nguyễn mang tính chất như một lễ hội lớn để triều đình và dân chúng thưởng thức. Ở thời kỳ đầu vì chưa có đấu trường nên các sự cố thường xảy ra, điển hình dưới thời vua Gia Long khi trận đấu được tổ chức ở một bãi đất trống trước kinh thành, dưới hàng rào lính tráng có khí giới bảo vệ xung quanh có một con hổ đã bứt dây trói và tát rơi người quản tượng khiến ông bị voi dẫm chết, sự lồng lộn của con thú cũng khiến nhiều người bị thương và trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với những người chứng kiến.
 

Lịch sử di tích Hổ Quyền Huế Hổ Quyền không phải được xây dựng từ đầu cho các cuộc đấu voi hổ. Ảnh:@caliborntravel


Vào năm 1829, khi vua Minh Mạng cùng các quan đang ngự giá xem một trận tử chiến giữa voi và hổ được tổ chức tại đây thì con hổ bất ngờ bơi về phía thuyền rồng. Nhà vua phải dùng sào để đẩy hổ ra xa, quan quân kịp thời giết con hổ ngay trên sông nên nhà vua mới thoát nạn.
 

>>Xem thêm: Tour du lịch Huế hấp dẫn du khách 

 
Năm 1829 khi  vua Minh Mạng ngự giá xem một cuộc đấu giữa voi và hổ cũng đã xảy ra sự cố con hổ đột nhiên bơi về hướng thuyền rồng, vua phải dùng xào đẩy hổ ra xa và quan quân đã kịp thời giết hổ trên sông thì vua mới thoát nạn. Nhận thấy tổ chức những cuộc đấu giữa voi và hổ ở cồn Dã Viên không an toàn, do đó năm 1830 vua Minh Mạng đã cho xây dựng đấu trường kiên cố tại gò Long Thọ, làng Nguyệt Biểu tức thôn Trường Đã của xã Thuỷ Biều hiện nay, đó cũng là di tích Hổ Quyền Huế hiện tại.
 

di tích Hổ Quyền Huế ngày xưaHình ảnh về di tích Hổ Quyền ngày xưa. Ảnh:Delcampe.net


Trận đấu tại Hổ Quyền cuối cùng diễn ra vào năm 1904 dưới thời của vua Thành Thái. Sau đó, di tích Hổ Quyền bị bỏ hoang và đã phần nào bị xuống cấp. Hiện tại, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến hành trùng tu, bảo tồn và sẵn sàng mở cửa để đón du khách gần xa về thăm quan. 


Khám phá kiến trúc di tích Hổ Quyền ở Huế 

Cấu trúc của di tích Hổ Quyền Huế đơn giản nhưng rất chắc chắn. Đấu trường được xây dựng bằng chất liệu chính là gạch vồ, đá, vôi trộn mật, đất nén với cấu trúc hình vành khăn. Kết cấu công trình là hai vòng tường hình tròn đồng tâm. Vòng trong có chiều cao 5,90m và vòng ngoài cao 4,75m.
 

Kiến trúc di tích Hổ Quyền Huế Hổ Quyền có kiến trúc dạng hình vành khăn gồm 2 vòng. Ảnh: Truyền hình Hà Nam 


Đấu trường có khán đài để vua ngồi được xây dựng cao hơn các khu vực xung quanh nằm ở phía Bắc với không gian rộng rãi. Bên trái của khán đài là 24 bậc cấp dành cho quan và đại thần, bên phải là bậc cấp cho qian cùng binh lính. Từ khu vực khán đài nhìn về phía đối diện có 5 chuộng cọp xây dựng ngay phía trong lòng của đấu trường có cửa gỗ đóng mở bằng cách kéo dây ở trên xuống, sân đấu là thảm cỏ dạng hình tròn.
 

cửa chuồng cọp ở di tích Hổ Quyền Huế 5 chuồng cọp được xây dựng ngay bên trong đấu trường. Ảnh: Zing
 
bậc thang đi lên ở di tích Hổ Quyền Huế Bậc thang đi lên ở di tích Hổ Quyền. Ảnh: Khám phá Di Sản
 
sân đấu di tích Hổ Quyền Huế Sân đấu của Hổ Quyền có hình tròn với đầy cỏ xanh. Ảnh: @skipperdang


Khu vực Phía bên ngoài hệ thống tường thành còn được thiết kế một cửa có chiều rộng 7 tấc, cao 8 thước làm bằng đá than có ghi "Hổ Quyền" chính là nơi để người ta đưa voi vào trong các cuộc đấu.
 

cửa voi di tích Hổ Quyền Huế Khu vực cửa ở đấu trường Hổ Quyền. Ảnh: Khám Phá Di Sản


Di tích Hổ Quyền Huế và những cuộc đấu không cân sức 

Dưới thời các vua Nguyễn, các trận đấu của voi và hổ ở di tích Hổ Quyền Huế thực sự là ngày hội lớn, từ sáng sớm người dân đã nô nức kéo đi quanh khu vực đấu trường, tại đây người ta bày hương án, các đồ bãi vọng, trang hoàn cờ hoa tưng bừng. Đúng giờ Ngọ nhà vua sẽ ngự thuyền rồng đến áp sát bờ sông sau đó lên kệu che 4 lọng vàng để theo cổng chính lên khán đài. Khi vua và các quan đã yên vị thì cổng đóng lại, quan võ đánh trống để khai cuộc. Cửa ở chuồng hổ sẽ mở trước để hổ nhảy ra, voi cũng sẽ từ bên kia tiến vào bắt đầu cuộc chiến khốc liệt và dữ dội trong tiếng trống, tiếng hò reo, pháo nổ và cả tiếng hổ gầm, cuộc đấu có thể kéo dài suốt buổi.

Tuy nhiên, trên thực tế những cuộc đấu của voi và hổ ở đấu trường Hổ Quyền Huế không bao giờ cân sức, voi luôn dành phần thắng. Theo quan niệm của vua chúa thời xưa, hổ là đại diện cho cái ác và voi là đại diện của điều thiện, ác không thể thắng thiện nên voi nhất định phải thắng hổ. Để đảm bảo điều này, trước cuộc đấu trong khi đó voi sẽ được chăm sóc kỹ lưỡng còn hổ sẽ bị bỏ đói vài ngày, thậm chí hổ còn bị bẻ răng nanh cũng như tuốt móng nên chắc chắn sức chiến đấu sẽ không bằng voi và thất bại của hổ là điều tất yếu.  

 
cuộc đấu voi hổ ở di tích Hổ Quyền Huế
Thực tế những cộc đấu ở Hổ Quyền không cân sức, Voi bao giờ cũng dành chiến thắng. Ảnh: Khá Phá Di Sản
 
Di tích Hổ Quyền huế nay là điểm du lịch
Di tích Hổ Quyền nay là điểm du lịch hấp dẫn. Ảnh: @huygowander


Mang trong mình những giá trị về lịch sử, kiến trúc và văn hoá, di tích Hổ Quyền Huế đã được công nhận là di tích cấp Quốc Gia và trở thành điểm đến hấp dẫn để du khách tham quan cũng như tìm hiểu về đấu trường cho những cuộc đấu của voi và hổ lẫy lừng trong quá khứ. 


Nguyệt Cát (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn 

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)