Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
DÒNG SỰ KIỆNlàng đo đochè Huế
Huế

Khám phá lăng Dục Đức  - Nơi an giấc của 'vị vua 3 ngày' triều Nguyễn

Thứ sáu, 05/07/2024, 09:12 GMT+7

Lăng Dục Đức là một trong những di tích nổi tiếng thuộc quần thể các công trình kiến trúc cổ ở cố đô Huế cũng là điểm dừng chân thu hút du khách đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 

Du lịch Huế vẻ đẹp cổ kính và bình yên là điều mà bất cứ ai cũng đều có thể cảm nhận được. Nơi đây có rất nhiều lăng tẩm, đền đài được xây dựng vô cùng tráng lệ và uy nghiêm và cả những lăng tẩm với nét đẹp cổ kính nhưng lại rất dung dị và bình yên như lăng Dục Đức. Đây là một trong những di tích nổi bật không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá Huế không chỉ bởi kiến trúc cổ kính mà còn bởi những giá trị lịch sử không thể phai mờ.
 

Khám phá lăng Dục Đức  Lăng Dục Đức là điểm đến thú vị trong quần thể lăng tẩm Huế. Ảnh: @nnhlanang
 
>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế 1 ngày siêu HOT 


Lịch sử xây dựng lăng Dục Đức xứ Huế 

Lăng vua Dục Đức còn được gọi với tên chữ là An Lăng, tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu. Đây chính là nơi ban đầu để an táng vua Dục Đức cũng là vị vua thứ 5 của nhà Nguyễn. Sau này nơi đây trở thành nơi an táng của vua Thành Thái và vua Duy Tân. A

Lịch sử xây dựng lăng Dục Đức cũng đầy biến động theo dòng chảy của thời cuộc. Năm 1883, vua Tự Đức băng hà, vì không có con nối ngôi nên sau khi vua mất, nội bộ triều đình Nguyễn bắt đầu hỗn loạn với những cuộc tranh giành ngai vàng đẫm máu. Chiếc ngai vàng do vua Tự Đức để lại đã lần lượt được các đời vua kế thừa liên tục chỉ trong khoảng 4 tháng là vua Dục Đức, vua Hiệp Hoà và vua Kiến Phúc, sử gọi thời kỳ này chính là “tứ nguyệt tam vương”. Sau đó ngai vàng đã được chuyển cho 4 đời vua tiếp theo là vua Hàm Nghi, vua Đồng Khánh, vua Thành Thái và vua Duy Tân.
 

Khám phá lăng Dục Đức  Lăng Dục Đức được xây dựng trong một thời kỳ lịch sử biến động. Ảnh: Journeys_in_Hue


Vua Dục Đức có tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Chân, ông sinh năm 1852, khi ông bắt đầu lên 2 thì nhà vua Tự Đức đã chọn làm con nuôi. Sau khi vua Tự Đức qua đời, vua Dục Đức lúc đó đã 32 tuổi là Hoàng trưởng tử đã lên nối ngôi. Tuy nhiên chỉ 3 ngày sau đã bị phế và quản thúc tại Thái Y Viện, sau đó chết đói ở ngục Thừa Thiên vì không được cho ăn uống. Mộ vua Dục Đức ban đầu được chôn tạm tại Khe cồn Phước Quả ở gần chùa Tường Quan. Sau đó. với nhiều diễn biến của thời cuộc và bối cảnh lịch sử phức tạp thời bấy giờ, Nguyễn Phúc Bửu Lân, con trai của vua Dục Đức đã chính thức nối ngôi năm 1889, đặt niên hiệu là Thành Thái. Sau khi lên ngôi, vua Thành Thái đã cho xây dựng lăng cho cha đàng hoàng và đặt tên gọi là An Lăng, nơi thờ chỉ cách chùa Tường Quang 200m.

Đến năm 1891, vua Thành Thái đã cho xây ngôi miếu nằm ở phường Thuận Cát, ngay gần Hoàng thành để thờ vua Dục Đức đặt tên là Tân Miếu. Đến năm Thành Thái thứ 11, năm 1899 thì vua cho xây dựng điện Long Ân nằm gần lăng vua Dục Đức  để thờ tự cha, khuôn viên này đã xây dựng thêm nhiều nhà phục nha Hữu phối đường, Tả phối đường, Tả Hữu tòng viện, dành cho các bà vợ thứ của vua Dục Đức ăn ở để thờ phụng hương khói cho lăng vua. Năm 1906 khi bà Từ Minh qua đời thì triều đình lại cho quy hoạch lăng vua Dục Đức thành khu lăng kép và xây thêm mộ bà Từ Minh gần mộ ông theo kiểu song táng.
 

Khám phá lăng Dục Đức  Khu lăng mộ này còn được gọi là An Lăng. Ảnh: Journeys_in_Hue

Đến năm 1907 vua Thành Thái bị truất ngôi đưa đi biệt xứ, vua Duy Tân con trai ông được đưa lên ngôi. Nhưng đến năm 1916 thì vua Duy Tân lại bị bắt và đưa đi đày biệt xứ như vua cha. Đến năm 1953 vua Thành Thái được về nước, sinh sống tại Sài Gòn. Năm 1954 khi ông mất thi hài đã được đưa trở về Huế và chôn tại khuôn viên của lăng Dục Đức. Năm 1987 hài cốt của vua Duy Tân cũng được đưa về chôn cạnh mộ của vua Thành Thái trong lăng Dục Đức. Chính vì vậy, hiện tại lăng Dục Đức đã trở thành khu lăng mộ chung của ba thế hệ nhà vua Dục Đức gồm cha, con và cháu.
 

>>Xem thêm: Tour du lịch Huế hấp dẫn du khách


Khám phá kiến trúc độc đáo của lăng Dục Đức

Nếu xét về quy mô và kiến trúc thì so với các lăng tẩm khác ở Huế như lăng vua Khải Định, Tự Đức… thì lăng Dục Đức có phần đơn giản hơn. Theo đó, khu lăng này có hai khu vực chính là Điện Long An và khu lăng mộ vua và hoàng hậu. Theo đó, khu lăng mộ này lấy côn Phước Quả là tiến án và khe Mụ Niêm làm yếu tố Minh Đường, Hậu chẩm chính là ngọn núi Tam Thai nằm ở phía sau.
 

Kiến trúc lăng Dục Đức  Lăng Dục Đức sau khi tôn tạo có kiến trúc rất ấn tượng/ Ảnh: ST

Khu lăng Dục Đức có diện tích 3445m với hình chức nhật, muốn vào khu lăng này du khách sẽ cần đi qua cổng tam quan lớn với phần mái được làm giả tinh tế. Khu vực sau cửa sẽ là Bái Đình ở đây hoàn toàn không có tượng đá mà thay vào đó là lan can được xây bằng gạch để  trang trí. Tiếp đến sẽ có một tam quan khác với 3 tầng được xây với mãi giả và sử dụng các hoạt tiết hoa lá đắp nổi bằng sành sứ để trang trí. Ở khu vực chính giữa Bửu Thành chính là một toà nhà huỳnh ốc, mái lợp ngói hoàng lưu ly được xây trên nền hình vuông, diện tích của mỗi cạnh là 8m.

Kiến trúc lăng Dục Đức  Sau tam quan là  toà nhà miếu ngói lưu ly. Ảnh: Visit Huế

 Bên trong không gian nội thất cũng rất đơn giản với bàn, sấp bằng đá để dùng bày hương án và lễ vật khi cúng. Hai bên tả và hữu chính là mộ của vua Dục Đức cùng hoàng hậu Tư Minh đặt đối xứng. Trước mộ vua có đặt một bức bình phong đắp hai chữ song hỷ gợi hình ảnh về chữ Thọ mang ý nghĩa là sống lâu. Hẳn nhiều người sẽ cảm thấy kỳ lạ bởi ở mộ người đã mất mà lại có chữ hỷ biểu thị cho sự vui mừng và sống lâu. Tuy nhiên thực tế đều này được bắt nguồn từ quan niệm sống gửi thác về của người xưa. 

Kiến trúc lăng Dục Đức  Khu lăng mộ được đặt trong khô gian thoáng đãng. Ảnh: Journeys_in_Hue

Khu vực điện Long An trong lăng Dục Đức nằm tại trung tâm và được xây dựng theo khuôn mẫu thường thấy của các ngôi điện tại cố đô Huế. Phía bên trong địa là ba án thờ bài vị của vua Dục Đức và vợ ở chính giữa và bên trái chính là vua Thành Thái và bên phải là vua Duy Tân. 

Khu vực sau điện Long An là nơi được xem là hậu cung, nơi sinh sống của các bà vợ nhà vua xưa kia, đây cũng là nơi yên nghỉ của vua Duy Tân và Thành Thái, ngoài ra ở đây cũng có đặt mộ phần của những người quyền thuộc của các vị vua này. 

Kiến trúc lăng Dục Đức  Đỉnh lớn trong khuôn viên của An Lăng. Ảnh: Journeys_in_Hue
Kiến trúc lăng Dục Đức  Điện Long An của An Long với kiến trúc cổ. Ảnh: agustin4366.


Vì được xây dựng trong một hoàn cảnh khá đặc thù khi lịch sử nói chung và vương triều Nguyễn nói riêng đang trải qua quá nhiều biến động nên lăng Dục Đức sở hữu không gian và kiến trúc đơn sơ hơn các công trình khác. Dù vậy khu lăng tẩm này vẫn mang quy cách kiến trúc đặc trưng của các lăng tẩm Huế, đồng thời lại sở hữu những đường nét nghệ thuật khác biệt với ý vị riêng vô cùng ấn tượng. Đây cũng là khu lăng tẩm, di tích đặc biệt góp phần làm cho bức tranh của quần thể các công trình kiến trúc lăng tẩm vua chúa xưa ở xứ Huế thêm phần phong phú và giá trị.

 
>>Xem thêm: Đến Huế ngắm Điện Kiến Trung ‘thức giấc’ lộng lẫy sau hơn 70 năm


Kinh nghiệm check-in lăng Dục Đức hữu ích 


Hướng dẫn di chuyển 

Lăng Dục Đức tọa lạc ở khu vực trung tâm thành phố Huế nên du khách sẽ không mất nhiều thời gian để di chuyển đến địa điểm này. Từ khu vực trung tâm thành phố đường Lý Thường Kiệt, du khách có thể di chuyển theo tuyến đường Trần Phú, rẽ vào đường Duy Tân thì sẽ thấy biển chỉ dẫn đường đến lăng Dục Đức. 

lăng Dục ĐứcLăng Dục Đức nằm ngay trung tâm thành phố nên dễ di chuyển. Ảnh: julia_alexandravna

Nếu muốn thoải mái khám phá lăng Dục Đức cùng các địa điểm khác ở trung tâm Huế thì kinh nghiệm bạn nên bỏ túi là hãy thuê xe máy. Đây là phương tiện di chuyển khá thuận tiện để du khách di chuyển nhanh chóng, lại có thể tiết kiệm chi phí. Nếu lần đầu ghé thăm thì bạn có thể sử dụng Google Maps để xác định cung đường từ địa điểm mình đứng đến lăng Dục Đức dễ dàng hơn. 


Giờ mở cửa - giá vé 

Lăng Dục Đức hiện cũng đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng nên rất thu hút du khách đến thăm quan, khám phá. Hiện tại lăng Dục Đức Huế hoàn toàn không thu vé thăm quan nên du khách có thể thỏa thích đến để check-in. Lăng sẽ mở cửa từ 7h30 đến 17h30 tất cả các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần. 

giờ mở cửa lăng Dục Đức
Lăng Dục Đức mở cửa miễn phí cho du khách thăm quan. Ảnh: beforetheyclose


Lưu ý khi thăm quan 

Là điểm du lịch nhưng lăng Dục Đức cũng là khu lăng tẩm và là nơi an nghỉ của các vị vua Triều Nguyên. Do đó khi thăm quan nơi đây du khách lưu ý không gây ồn ào, ăn to nói lớn hoặc đùa vui phản cảm. Nên chọn trang phục phù hợp bởi đây là nơi thờ tự. Đặc biệt để bảo tồn nguyên trạng vẻ đẹp và giá trị lịch sử của nơi đây du khách không vẽ hoặc khắc tên lên bất cứ khu vực nào trong lăng và nên giữ không gian sạch sẽ, tránh xả rác bừa bãi . 

giờ mở cửa lăng Dục ĐứcLăng Dục Đức đã được tôn tạo để bảo tồn. Ảnh: @vietnamonlinevisa


Gợi ý các địa điểm gần lăng Dục Đức 

Kết hợp lăng Dục Đức cùng các điểm đến khác trong cùng lịch trình khám phá sẽ giúp bạn có thể thăm quan được nhiều địa điểm và tiết kiệm thời gian khi du lịch ở Huế. Theo đó lăng Dục Đức nằm gần các điểm đến hấp dẫn như nhà thờ Phủ Cam Huế, lăng Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị, Đại Nội, chùa Từ Hiếu, nhà vườn An Hiên… Các địa điểm này thường chỉ cách nhau từ 10 phút di chuyển nên du khách có thể kết hợp check-in  mà không tốn nhiều thời gian. 

điểm đến gần lăng Dục ĐứcGần lăng Dục Đức có nhiều địa điểm check-in đẹp. Ảnh: simmitto


Lăng Dục Đức là điểm dừng chân hấp dẫn để du khách thăm quan và tìm hiểu về cuộc đời của vị vua chỉ tại vị đúng 3 ngày trong lịch triều Nguyễn. Đồng thời, đây cũng là nơi du khách có thể khám phá vẻ đẹp kiến trúc lăng tẩm đặc trưng của xứ Huế. Chính vì vậy du lịch cố đô đừng bỏ qua địa điểm này trong lịch trình khám phá của mình bạn nhé. 


Nguyệt Cát (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet 

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)