Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Bình Định

Nhà thờ Làng Sông Bình Định - bức tranh yên ả giữa phố thị xô bồ

Thứ hai, 24/08/2020, 06:20 GMT+7

Bên cạnh những bãi biển trong xanh, những tòa tháp Chăm độc đáo, nhà thờ Làng Sông Bình Định cũng khiến bao du khách phải mê mẩn vì vẻ đẹp cổ kính pha chút lãng mạn khi đến với vùng đất này.

test

Giới thiệu về nhà thờ Làng Sông Bình Định

Nhà thờ Làng Sông hay tiểu chủng viện Làng Sông tọa lạc tại thôn Quảng Vân, xa Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 15km.

Cái tên “Làng Sông” được đặt là do nhà thờ được xây dựng trên một gò đất cao, bao quanh đồng ruộng mênh mông và nhưng hồ nước trong vắt. Tuy nhiên, do thời gian trôi qua tấm biển ghi tên bị phai mờ dần nên nhiều người còn gọi nơi đây bằng cái tên thân thuộc là “nhà thờ Lòng Sông”.

 

Vẻ đẹp Nhà thờ Làng Sông Bình ĐịnhVẻ đẹp khó cưỡng của nhà thờ (Ảnh @thao.__.blubi)

 

Theo một số tài liệu ghi lại, chủng viện Làng Sông được Đức Cha Cuénot Thể người Bồ Đào Nha xây dựng vào khoảng năm 1864 sau Công Nghị Giáo Phận Đàng Trong tại Gò Thị, vậy nên vào năm 1964 nơi này đã tổ chức lễ kỷ niệm bách chu niên(100 năm) thành lập.

Là một trong những dấu ấn Công Giáo đầu tiên còn sót lại của Bình Định, cũng là một trong 3 cơ sở in sách Quốc ngữ tại Việt Nam, nên dù từ năm 1983 nhà thờ không còn hoạt động nhưng vẫn nó không bị quên lãng mà càng được nhiều được du khách biết đến và tham quan nhiều hơn.

 

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Làng Sông

Từ xa nhìn lại, thánh đường của nhà thờ Làng Sông ở Tuy Phước nổi bật trong nét kiến trúc Gothic đặc trưng của các thiết kế nhà thờ và cung điện phương Tây với tháp bút chì cao vút, những cột trụ được xây chìm bên trong tường nối liền lên các tầng, các khung cửa sổ đối xứng, các cổng vòm thanh thoát, những bông gió trang trí và các họa tiết hoa văn được trạm trổ tinh xảo trên các cánh cửa, tạo nên sự uy nghiêm pha chút lãng mạn.

 

Nhà thờ Làng Sông Bình Định - tòa thánh đườngKiến trúc nổi bật (Ảnh @qnhu1801)

 

Ban đầu, nhà nguyện chỉ được xây bằng gạch ngói đơn sơ, nhưng đến năm 1960 đã được tu sửa thêm và kết hợp với phong cách Châu hiện đại, cùng việc sơn màu vàng trang nhã để nó trở nên ấn tượng và nổi bật hơn.

Nằm đối xứng hai bên tòa thánh đường của nhà thờ Lòng Sông là hai tòa nhà được xây thêm để phục việc giảng dạy các tu sĩ và là nơi ở cho tu sinh, với kiến trúc đậm chất Pháp, tường sơn vàng, hành lang sâu hun hút với những cây cột trụ lớn thẳng tắp và những cửa vòm uốn lượn tựa như những lâu đài trong cổ tích.

 

Nhà thờ Làng Sông Bình Định - khu nhà cho tu sĩKhu nhà cho tu sĩ cũng rất được đầu tư (Ảnh @minhchau0810)

 

Từ những nhà tranh, vách đất, khu nhà này cũng đã được tu sửa trở nên kiên cố, vững chắc hơn, kết hợp với mái ngói đỏ tươi vừa có cảm giác hiện đại, sang chảnh lại vừa cổ kính, rêu phong và trầm mặc.

Dù đã trải qua bao thăng trầm thời gian, bao biến cố của lịch sử ấy thế mà các tòa nhà vẫn lộng lẫy tinh tươm cùng với các chi tiết ở mặt chính các tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn như thuở ban đầu, cái mà hiếm di tích cổ nào làm được, khiến ai đến với nhà thờ Làng Sông cũng đều phải trầm trồ, ngỡ ngàng.

 

Toàn bộ khung cảnh nhà thờ Làng Sông Bình ĐịnhVẻ đẹp như mới (Ảnh @nhungoc2710)

 

Đặc biệt, dù là một công trình tôn giáo nhưng tiểu chủng viện Làng Sông Bình Định vẫn có sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên trong những thảm cỏ xanh mướt, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi cao lớn tỏa bóng râm và những chậu hoa tím, hồng xinh xắn trồng bên cạnh các hành lang, làm cho du khách có cảm giác như đang đi lạc vào một không gian Châu Âu cổ xưa.

 

Nhà thờ Làng Sông Bình Định - vườn cây xanh mátCây cối làm không gian trở nên thoáng đãng (Ảnh @nyy.porc)

 

 

Những trải nghiệm đáng nhớ tại nhà thờ Làng Sông

Dù đã không còn hoạt động rất lâu rồi, nhưng vào những ngày lễ, tết công giáo bạn vẫn sẽ bắt gặp rất nhiều du khách phương xa và người dân địa phương đến cầu nguyện và hành lễ bên trong thánh đường.

 

Nhà thờ Làng Sông Bình Định - bên trong tòa thánh đườngNgày lễ có nhiều người đến cầu nguyện (Ảnh @hongsam.agribank)

 

Bên cạnh việc ngắm những kiến trúc Gothic độc đáo, việc đi dạo trong khuôn viên rộng hơn 2.000 m2 của nhà thờ Làng Sông, nghe tiếng chim hót líu lo trên các cành cây, tiếng cầu nguyện của các tu sĩ và tiếng lá cây xào xạc trong gió chắc chắn sẽ khiến tâm hồn bạn được bình yên và thanh thản hơn đấy nhé.

 

Cảm nhận không gian yên bình tại nhà thờ Làng Sông Bình ĐịnhLắng mình vào bầu không khí yên bình nơi đây (Ảnh @khanhhoang79)

 

Bạn cũng có thể đi thăm quan những căn nhà cổ phía sau nhà thờ để cảm nhận không khí yên tĩnh nơi đây, cũng như khám phá những di tích lịch sử và các tài liệu được in ấn sách từ nhà máy ngày xưa vẫn còn được lưu lại.

 

Nhà thờ Làng Sông Bình Định - khu nhà cổKhu nhà cổ kính kiếm hoi tại nhà thờ (Ảnh @mymeolazy)

 

Hơn nữa, chỉ riêng tường rào gỗ thẳng tăm tắp bao bọc xung quanh đã khơi gợi bao cảm xức cho các “tay săn ảnh” tạo nên các bức ảnh tuyệt vời rồi. Vậy nên, đứng trước vẻ đẹp sang chảnh lại nên thơ nên họa ở thánh đường Làng Sông Tuy Phước làm gì có ai có thể cưỡng lại được mà không làm ngay vài shoot hình sống ảo, kỷ yếu hoặc ảnh cưới độc đáo để lưu lại kỷ niệm đây.

 

Nhà thờ Làng Sông Bình Định - góc sống ảoGóc sống ảo tựa trời Âu (Ảnh @queen_t_1502)

 

Trước khi kết thúc chuyến du lịch đừng quên ghé qua tháp Bánh Ít gần đó để khám phá nét văn hóa Chăm – pa độc đáo của tỉnh Bình Định, chắc chắn vẻ đẹp của nó sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu đấy.

 

Cách di chuyển đến nhà thờ Làng Sông

Nằm khá gần thành phố Quy Nhơn, nên bạn có thể đi đến đây bằng xe máy theo quãng đường sau: từ trung tâm thành phố đi ngược hướng về phía Nam đến đường Trần Hưng Đạo, qua cầu đôi thì đi dọc theo đường Hùng Vương đến ngã ba Hùng Vương – Nguyễn Huệ thì sẽ phải vào đường Nguyễn Huệ, đi hướng lên trường đại học Quang Trung sẽ gặp ngã tư thị trấn Tuy Phước. Tại đây, tiếp tục rẽ phải và đi thẳng đến khi thấy bảng đề hướng chỉ vào chùa Long Phước thì quẹo phải và đi thẳng theo con đường nhựa sẽ nhìn thấy nhà thờ Lòng Sông nằm bên tay trái.

 

Nhà thờ Làng Sông Bình Định - phương tiện di chuyểnXe máy là phương tiện phổ biến để di chuyển đến nhà thờ (Ảnh @trangtranduy)

 

Hoặc từ thành phố Quy Nhơn, bạn có thể di chuyển tới đường Đào Tấn rồi sang Nguyễn Nhạc sẽ đến được Phước Thuận, từ đi bạn hỏi người dân địa phương hoặc xem chỉ đường của google maps là cũng sẽ tới nơi.

Nếu bạn đang cần tìm một chốn bình yên để xua đi bao ồn ào, xô bồ của phố thị phồn hoa thì nhà thờ Làng Sông ở Bình Định chính là điểm đến mà bạn không nên bỏ qua.

 

Thái Hà (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ănh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)